SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm ngày hội ngày lễ trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm ngày hội ngày lễ trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_cac_hoat_dong_trai_nghiem.docx
Nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm ngày hội ngày lễ trường mầm non
- BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến I. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm ngày hội ngày lễ trường mầm non” II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Hoạt động giáo dục trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm, trẻ được cung cấp các kiến thức, kĩ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động giáo dục trải nghiệm giúp trẻ tăng khả năng khám phá, mang đến cho trẻ những bài học thực tiễn bổ ích và lý thú, tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu. Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh. Trong quá trình đó, trẻ học một cách tự nhiên và tích cực. Trong cuộc sống trẻ rất thích quan sát, thử nghiệm, tưởng tượng, khám phá, thu thập thông tin, luôn chia sẻ khi có điều kiện. Như vậy, việc học tập sẽ có hiệu quả khi trẻ tích cực tham gia và hứng thú vào thực hiện các nhiệm vụ mà trẻ cho là có ý nghĩa; điều đó có nghĩa trẻ phải được nhìn thấy, được hoạt động, được tự mình khám phá tìm tòi hoạt động trải nghiệm. Việc tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động thực tế, trải nghiệm với môi trường xung quanh chính là tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Những hoạt động này phải dựa trên nhu cầu và hứng thú của trẻ. Đối với trẻ mầm non, nhu cầu tìm tòi, tiếp cận với môi trường xung quanh luôn phát triển, trẻ càng lớn nhu cầu nhận thức không dừng ở việc nhận biết các đặc tính bên ngoài của sự vật mà bước đầu trẻ đã muốn tự mình tìm hiểu cụ thể đối tượng, sự vật bằng các giác quan. Việc tổ chức các hoạt động quan sát, trải nghiệm làm thỏa mãn nhu cầu đó của trẻ, trẻ được khám phá thiên nhiên, những 1
- gì gần gũi xung quanh và được tự mình trải nghiệm biết bao điều kì thú.Tổ chức các hoạt động quan sát, trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non đòi hỏi giáo viên phải luôn linh động, sáng tạo lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của địa phương; đồng thời, vẫn phát huy được sự chủ động, sáng tạo và duy trì được hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Trên thực tế việc tổ chức ngày hội cho trẻ ở nhà trường trong những năm qua thực sự chưa đạt hiệu quả như mong muốn, đa phần việc tổ chức còn mang tính hình thức, chưa sáng tạo, vẫn thường rập khuân, chưa khắc sâu được ý nghĩa của ngày hội. Chưa phát huy được tinh thần tập thể cao. Số lượng phụ huynh đến dự đông nhưng chỉ là đến xem con em mình biểu diễn, chưa tích cực tham gia tổ chức những ngày lễ hội của nhà trường, nhà trường chưa có biện pháp để phụ huynh tham gia cùng giáo viên và trẻ. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp tố chức tốt các hoạt động trải nghiệm ngày lễ hội cho trẻ trong trường Mầm non” để nâng cao hiệu quả công tác tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non. III. Mô tả giải pháp kỹ thuật 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Thực tế của nhà trường trong những năm học vừa qua cho thấy mặc dù việc tổ chức ngày hội, ngày lễ được nhà trường quan tâm, chú trọng. Ngay từ khi lập kế hoạch năm học, nhà trường đã xác định rõ sẽ tổ chức những lễ hội nào trong năm để đảm bảo tính khoa học, thực tiễn địa phương cũng như điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường mà tổ chức quy mô lớn, vừa hay nhỏ. Nhà trường cũng giành một phần kinh phí để tổ chức các ngày hội ngày lễ. Đồng thời tham mưu, vận động ban chấp hành hội phụ huynh cùng chung tay tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường còn phân công cho 1 số giáo viên có khả năng để lựa chọn, chuẩn bị các nội dung phù hợp các ngày hội, ngày lễ. Tuy nhiên việc tổ chức ngày hội cho trẻ vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, đa phần việc tổ chức còn mang tính hình thức, chưa sáng tạo, chưa khắc sâu được ý nghĩa của ngày hội, ngày lễ. Nội dung về ngày hội, ngày 2
- lễ còn đơn điệu, dập khuôn, máy móc. Chưa phát huy được tinh thần tập thể cao. Đội ngũ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo song kinh nghiệm tổ chức ngày hội lễ còn hạn chế. Một số giáo viên khi lên kế hoạch và tiến hành tổ chức ngày hội, ngày lễ còn áp đặt trẻ thực hiện theo ý cô, nặng về hình thức biểu diễn, chỉ quan tâm cho trẻ tập dượt mà chưa chú ý đến phát triển cá nhân, chưa phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, chưa tạo được một sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ, chưa chuẩn bị cho trẻ tham gia tích cực trong ngày hội, ngày lễ. Tính chất tham gia của phụ huynh mới dừng lại ở việc hội phụ huynh ủng hộ 1 phần kinh phí cho các cháu trong các ngày hội, ngày lễ. Mặc dù số lượng phụ huynh đến dự đông nhưng chỉ là đến xem con em mình biểu diễn. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức ngày hội, chưa tích cực tham gia cùng nhà trường tổ chức những ngày lễ hội cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chưa đưa ra được các biện pháp tuyên truyền để phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động chuẩn bị, tổ chức cùng giáo viên và trẻ. Điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ hoá trang chưa đáp ứng được với yêu cầu trong việc tổ chức ngày hội, ngày lễ. Nhà trường vẫn chưa có cơ sở vật chất đầy đủ cho việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ như: mái vòm, sân khấu, loa đài...Một số tiết mục được đầu tư như đi thuê trang phục, nhạc cụ..... nhưng do kinh phí nhà trường hạn hẹp nên việc đầu tư chưa đi vào chiều sâu, chưa đảm bảo chất lượng. Vậy làm thế nào để có được cơ sở vật chất đáp ứng được công tác tổ chức ngày hội, ngày lễ trong nhà trường. Làm sao để giúp giáo viên, phụ huynh quan tâm, hiểu hơn về việc trẻ là trung tâm của ngày hội, ngày lễ. Làm thế nào để tạo được một sân chơi thực sự có ý nghĩa với trẻ, làm sao cho trẻ mạnh dạn tự tin và có những kỹ năng cần thiết khi tham gia các hoạt động lễ hội. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho phép tôi rút ra “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non’’ như sau: 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3
- “Một số biện pháp hướng tố chức tốt các hoạt động trải nghiệm ngày lễ hội cho trẻ trong trường Mầm non” Giải pháp 1: “Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ trong năm học” Cũng như bất cứ một hoạt động nào, một công việc gì thì việc lập kế hoạch cụ thể để chỉ đạo là điều vô cùng cần thiết, bởi khi đã có kế hoạch ngay từ đầu năm học thì mỗi quản lí sẽ dễ dàng trong việc chỉ đạo xây dựng môi trường, bồi dưỡng nội dung đầu tư thiết bị, dụng cụ hoá trang và tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ theo đúng nội dung kế hoạch và thực hiện có hiệu quả. Hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục do bộ giáo dục ban hành, vì vậy mà việc tổ chức ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non cũng cần tổ chức theo chương trình giáo dục để phù hợp với mục tiêu chung của ngành học.Bên cạnh đó tôi luôn lưu ý xây dựng kế hoạch lễ hội phù hợp với từng chủ đề, thời điểm và khả năng nhận thức của cô và trẻ trong nhà trường luôn đảm bảo tính vừa sức, tích cực, năng động, sáng tạo của cô và trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ 1: Đối với “Ngày hội đến trường của bé” nhà trường xây dựng kế hoạch từ dịp hè, lên kịch bản lễ hội và đúng quy mô để tạo được không khí vui tươi cho trẻ, sau đó viết bài để tuyên truyền đến từng phụ huynh và đến các địa bàn xóm thông qua đài phát thanh xã, bài tuyên truyền tại các lớp, biển báo băng rôn, khẩu hiệu Ngày “Tết trung thu” là ngày trọng đại trong đời sống tinh thần của trẻ, nhà trường xây dựng kế hoạch cho trẻ cắm trại tại trường, thi trang trí mâm ngũ quả, thi văn nghệ các lớp, tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể ngay bắt đầu từ ngày 10/8 đến ngày 15/8 âm lịch các lớp lập kế hoạch và đăng kí về nhà trường, sau đó tổng hợp và lên kịch bản tổ chức, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, các tổ chức, ban ngành đoàn thể trong xã ủng hộ kinh phí đến chiều tối ngày 15/8 âm lịch tổ chức cho trẻ phá cỗ đêm Trung thu. Ảnh 1: Chương trình văn nghệ vui tết trung thu trường MN Đông 4
- Ảnh 2: Văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học mới trường Ví dụ 2. Với ngày nhà giáo Việt Nam nội dung chủ yếu là dành cho cán bộ giáo viên, nhà trường đã tổ chức “Ngày hội tri ân các thầy cô giáo” khuyến khích giáo viên thực hiện các hoạt động trải nghiệm khác nhau của mỗi khối lớp như: Khối Mẫu giáo 5 – 6 tuổi thi văn nghệ, phụ huynh và cô giáo cùng các con tự tập luyện, trang điểm Khối 4 – 5 tuổi trẻ trải nghiệm làm bưu thiếp cùng phụ huynh cô giáo. Khối 3 – 4 tuổi trải nghiệm cắm hoa, Khối nhà trẻ trải nghiệm rửa hoa quả, trang trí bánh kẹo bày tiệc buffet Ảnh 3: Hoạt động trải nghiệm làm bưu thiếp tặng cô ( Lớp 4TA) Ví dụ 3: Với ngày Tết nguyên đán thời gian thực hiện vào đúng tết cổ truyền của dân tộc vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện kết hợp chủ đề thế giới thực vật và hoa quả của bé. Với thời điểm tết cổ truyền tôi xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội thân thiện sáng tạo, đối tượng tham gia cô, trẻ trong trường kết hợp phụ huynh học sinh và cả cộng đồng. Nội dung lớn như vậy chúng tôi có kế hoạch tổ chức cho trẻ trải nghiệm hoạt động cụ thể cho từng khối như khối 5 tuổi phụ trách quầy bán hàng lưu niệm, khối 4 tuổi phụ trách quầy hàng ẩm thực, gói bánh, bán các loại bánh đặc trưng của tết cổ truyền, còn khối 3 tuổi phụ trách rau hoa quả ngày tết. Công việc của các khối được giao trực tiếp cho các đồng chí khối trưởng chịu trách nhiệm. Ảnh 4: Hoạt động trải nghiệm vui tết cổ truyền Trong quá trình lập kế hoạch lễ hội trong nhà trường chúng tôi luôn chú ý đến nội dung, mục đích, yêu cầu của từng ngày hội, ngày lễ. Từ đó xây dựng trong kế hoạch trải nghiệm cụ thể cho từng ngày lễ, ngày hội. Ngày hội, ngày lễ nào nhà trường tổ chức tập chung nhằm tuyên truyền rộng, ngày hội nào tổ chức tuyên truyền nội bộ để giáo viên có được kế hoạch ngay từ đầu năm học có tinh thần xây dựng kế hoạch thực hiện của cô và trẻ theo lớp của mình. Nhờ việc nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ trong năm một cách cụ thể mà trong năm học vừa qua việc xây 5
- dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ vui chơi, trải nghiệm trong ngày hội, ngày lễ của trường đã đạt hiệu quả cao. Giải pháp 2: “Bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao nhận thức về nội dung của lễ hội”. Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt để thực hiện kế hoạch, do vậy chúng tôi luôn quan tâm nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò và hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm lễ hội cho trẻ thơ. Để đáp ứng yêu cầu, giáo viên cần có vốn tri thức phong phú về cách thức các tổ chức các hoạt động trải nghiệm lễ hội và thực hiện tốt kế hoạch năm học, chúng tôi đã tích cực họp bàn cùng với tổ chuyên môn của nhà trường để tổ chức lớp bồi dưỡng tìm hiểu về lễ hội bằng nhiều cách. * Tổ chức bồi dưỡng qua các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn. Việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên thông qua các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn là vô cùng cần thiết. Vì vậy, chúng tôi luôn duy trì đều đặn các buổi chuyên môn hàng tháng ít nhất 2 lần/tháng để cùng trao đổi, thảo luận. Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã dành nhiều thời gian sinh hoạt chuyên môn để bồi dưỡng cho giáo viên cùng tìm hiểu về các hoạt động tổ chức vui chơi, trải nghiệm ngày hội, ngày lễ chung của trường, ngày lễ được tổ chức riêng cho từng nhóm lớp do giáo viên xây dựng nội dung và tổ chức tại lớp mình. - Đối tượng bồi dưỡng: 100% giáo viên được tìm hiểu về lễ hội. - Nội dung bồi dưỡng: Tập trung một số vấn đề trọng tâm. +Tìm hiểu về nội dung của lễ hội đối với trẻ thơ: Tôi đã sưu tầm tài liệu tham khảo trong tạp trí về lễ hội, qua mạng internet, qua sách, báo, thông tin đại chúng về nội dung, vai trò của lễ hội và giới thiệu cho giáo viên, giáo viên trao đổi thảo luận, tìm tòi các hoạt động cho trẻ được khám phá, trải nghiệm sao cho phù hợp với lứa tuổi mình phụ trách trong các buổi họp chuyên môn sau đó về lập kế hoạch viết bài thu hoạch, lên kịch bản 6
- thực hiện dựa trên đặc điểm tình hình của trường, lớp để có nội dung phù hợp với từng lễ hội, đối tượng tham gia Ví dụ 1: Trong ngày hội đến trường của bé đầu năm học. Nội dung chủ yếu tạo cho trẻ tâm lý thích được đến trường, tạo cho phụ huynh học sinh hiểu ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường và từ đó tổ chức nội dung tập trung cho trẻ như văn nghệ chào mừng, trẻ được nhận quà trong ngày hội, trẻ nhận những lời chúc mừng nhắc nhở động viên từ cô hiệu trưởng nhà trường cùng các cô bác lãnh đạo đặc biệt là cô giáo và cha mẹ trẻ đã dành cho trẻ những bộ trang phục đẹp và ngộ nghĩnh nhất. Với ngày hội này chủ yếu trẻ được nhận quà, liên hoan văn nghệ đón nhận lời chúc tốt đẹp đầu năm học. Ảnh 5: Ngày hội đến trường của bé Ví dụ 2: Trong ngày lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 8/3: Mục đích giáo viên hiểu rõ hơn nội dung ngày hội dành cho cán bộ giáo viên đặc biệt là chị em phụ nữ chủ yếu, thông qua ngày hội giáo viên phải biết tôn trọng, yêu mến nghề mình đã chọn là một nghề thiêng liêng cao cả, nghề trồng người từ đó mỗi giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, luôn gần gũi thân thiện với trẻ, gợi cho trẻ có cảm xúc biết kính trọng thầy cô, biết bày tỏ tình cảm với bà, với mẹ, với các chị em gái trong ngày 8/3 và khả năng tưởng tượng về một số ngày hội khác như sinh nhật Trẻ biết nói lên các hoạt động theo ý thích cụ thể để tri ân tới các cô giáo, bà, mẹ. Dưới đây là hoạt động cô cùng trẻ làm bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ, tặng cô nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Ảnh 6: Hoạt động trải nghiệm các lớp mẫu giáo Ảnh 7: Hoạt động trải nghiệm các lớp mẫu giáo Ví dụ 3: Trong ngày hội bé khoẻ ngoan, hội thi “Bé tài năng, sáng tạo” vào giữa năm học: Trong ngày hội này đối tượng tham gia chủ yếu là trẻ, trẻ được thể hiện hết khả năng kiến thức của mình qua quá trình thu nhận từ phía giáo viên qua mỗi nội dung ngày hội và có sự chứng kiến của các bậc cha mẹ. 7
- + Công tác chuẩn bị cho lễ hội: Muốn có được một kết quả tốt trong ngày hội, ngày lễ thì công tác chuẩn bịmọi công việc cho lễ hội đã khẳng định một phần lớn về sự thành công của ngày hội. Đặc biệt đối với ngày hội của các lớp mà giáo viên tự tổ chức cho trẻ trải nghiệm, các lớp tổ chức hoạt động bằng nhiều hình thức khác nhau như: Kể chuyện, hát múa, vẽ tranh, dẫn chương trình, chơi các trò chơi Ảnh 8: Hoạt động trải nghiệm làm bưu thiếp tặng cô, tặng mẹ Với ngày hội lớn của trường qua kế hoạch và nội dung có thể tổ chức với quy mô toàn trường. Tôi tổ chức họp với các đồng chí giáo viên cốt cán như (tổ khối trưởng, khu trưởng, bí thư chi đoàn, kế toán ) và cùng ban giám hiệu phân công công việc cho từng đồng chí, đồng chí làm chương trình, đồng chí phụ trách tài chính, đồng chí phụ trách công tác văn nghệ, chuẩn bị trang trí khánh tiết, chuẩn bị về phông bạt bàn ghế loa đài, đồng chí phụ trách chung các hoạt động thi trải nghiệm, vui chơi của trẻ Mỗi đồng chí chịu trách nhiệm một việc sau một thời gian nhất định kiểm tra công việc của từng đồng chí để chỉnh sửa và bổ xung cho hoàn thiện. Đối với ngày hội ở các lớp tổ chức tôi hướng cho giáo viên hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác chuẩn bị. Cần tạo cho trẻ tâm thế, thích thú tham gia lễ hội. Mỗi giáo viên phải trò chuyện với trẻ giúp trẻ hiểu nội dung ngày lễ trẻ được quan sát, xem qua băng đĩa như trung thu, lễ hội chọi trâu, hội chợ Xuân Thông qua băng đĩa, tham quan, trò chuyện giúp trẻ hiểu rõ hơn về lễ hội từ đó chuẩn bị tâm thế cho ngày hội được tốt hơn. Bắt nguồn từ nhận thức tư duy trực quan của trẻ, mỗi giáo viên xác định muốn lễ hội có ấn tượng sâu sắc với trẻ của lớp thì ngoài việc để lại tâm thế còn phải chú ý đến tạo môi trường lớp học đẹp, rực rỡ, các đồ dùng phục vụ cho các hoạt động mà trẻ sẽ được trải nghiệm phù hợp với nội dung ngày hội, ngày lễ của lớp. Qua các nội dung cơ bản trên chúng tôi đã giúp cho giáo viên hiểu thêm về nội dung vai trò của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngày lễ hội trong trường mầm non. Ngoài ra chúng tôi đã tìm thêm tài liệu về ngày hội, ngày lễ để 8
- giáo viên được tham khảo thấy rõ hơn về vai trò của việc tổ chức các hoạt động vui chơi, trải nghiệm lễ hội đối với trẻ thơ đặc biệt trẻ trong độ tuổi mầm non. Qua đó giáo viên hiểu và luôn quan tâm chú trọng đến trẻ qua các hoạt động trải nghiệm ngày hội, ngày lễ thông qua các chủ đề của năm học. Giải pháp 3: “Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ hoá trang và công tác xã hội hoá giáo dục”. Để cô và trẻ trong trường thực sự được vui chơi trải nghiệm với lễ hội đòi hỏi cần phải có điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ hoá trang đầy đủ và đa dạng phong phú. Muốn có được thiết bị, dụng cụ hoá trang đa dạng phong phú theo nội dung của mỗi lễ hội thì việc đầu tiên của nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Trong những năm vừa qua trường được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành đoàn thể đặc biệt các bậc phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện giúp đỡ ủng hộ ngày công lao động, vệ sinh, trang trí khu vui chơi hoạt động cho trẻ.Trong năm học 2022-2023 hội cha mẹ học sinh, cùng các ban ngành đoàn thể đã ủng hộ nhà trường kinh phí đầu tư dụng cụ, sửa chữa, sơn mới toàn bộ đồ dùng, đồ chơi ngòai trời, kết hợp cùng giáo viên trang trí khu hoạt động trải nghiệm cho trẻ, Ủng hộ nhà trường trang phục biểu diễn cho các con. Với kết quả xã hội hoá trên nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm bổ xung một số đồ, dụng cụ cho ngày hội ngày lễ sau đó phân công cho giáo viên phụ trách văn hóa, văn nghệ, đoàn là người chịu trách nhiệm chính về ngày hội, ngày lễ của trường, và có kế hoạch đầu tư cho thỏa đáng. Nhận thức được điều đó mà mỗi cô giáo, mỗi phụ huynh, cộng đồng trên địa bàn trường đã làm tốt được công tác xã hội hoá giáo dục để trường có đầy đủ đồ dùng dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ tốt các hoạt động trải nghiệm cho ngày hội, ngày lễ trong năm học. Giải pháp 4: “Phối kết hợp với phụ huynh học sinh” 9
- Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non phụ thuộc nhiều vào sự tham gia đóng góp, việc tuyên truyền của các bậc phụ huynh học sinh tham gia tổ chức ngày hội, ngày lễ có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết tạo sựtin tưởng phấn khởi của phụ huynh khi thấy con mình được trực tiếp trải nghiệmtrong lễ hội, một hoạt động bổ ích nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.Sau đó phụ huynh đóng góp vật chất, tinh thần, kết hợp, giúp trẻ, lớp tổ chức ngày hội, ngày lễ chu đáo nâng cao hiệu quả lễ hội. Để có sự quan tâm của các bậc phụ huynh, trước khi tổ chức buổi lễ, chúng tôi mời ban liên lạc hội phụ huynh, hoặc ban thường trực hội phụ huynh học sinh để báo cáo kế hoạch các hoạt động cho trẻ trong ngày lễ hội của nhà trường lấy ý kiến xây dựng của chi hội từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể về kinh phí, nội dung, thời gian và hình thức tổ chức sau đó thông báo trên bảng tin để phụ huynh toàn trường nắm được, đến ngày hội tôi gửi giấy mời chi hội các lớp đến để giúp lớp mình về một số công việc phục vụ lễ hội như chuẩn bị, hoá trang cho trẻ và một số công việc khác. Sau mỗi ngày hội, nhà trường có nội dung đánh giá về công tác phối kết hợp phụ huynh học sinh cho ngày hội chủ yếu là cảm ơn phụ huynh có tinh thần tham gia công tác xây dựng phong trào. Từ những việc làm như vậy mà những phụ huynh không quan tâm đến công tác ngày hội ngày lễ của nhà trường nay đã tích cực tham gia chia sẻ động viên cô và trẻ trong lớp. Còn các phụ huynh đã quan tâm nay lại càng quan tâm nhiều hơn. Ảnh 9: Phối kết hợp phụ huynh tổ chức HĐ trải nghiệm cho các con Ảnh 10: Phối kết hợp phụ huynh tổ chức HĐTN thăm quan trường TH Từ công tác tuyên truyền mà nhà trường đã nhận được sự quan tâm rất nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh đặc biệt sự quan tâm của chi hội trưởng các lớp đã tạo điều kiện cho nhà trường luôn giữ vững được các phong trào ngày càng lớn mạnh không ngừng. Giải pháp 5: Xây dựng kịch bản lễ hội chi tiết, cụ thể, rõ ràng 10