SKKN Một số biện pháp huy động học sinh trong độ tuổi mầm non đến trường

docx 13 trang Khánh An 17/04/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp huy động học sinh trong độ tuổi mầm non đến trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_huy_dong_hoc_sinh_trong_do_tuoi_mam_no.docx

Nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp huy động học sinh trong độ tuổi mầm non đến trường

  1. BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến (Kèm theo hướng dẫn số 31/HD-SKHCN, ngày 241 tháng 11 năm 2022 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình) I. Tên sáng kiến: Một số biện pháp huy động học sinh trong độ tuổi mầm non đến trường II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Việt Nam đang trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu lớn của Đảng là hướng tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì thế, chăm sóc và đào tạo thế hệ trẻ thơ hôm nay sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt, bồi dưỡng nhân tài và ươm mầm cho những trụ cột của đất nước mai sau. “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, trí, lao, thể, mỹ. Tất cả trẻ em đều phải được đến trường được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo đúng chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành như lời Chủ Tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời Người đã nói “ trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”; Trong những năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 kéo dài nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm, đời sống của một số nhân dân vùng nông thôn bị ảnh hưởng, như ít việc làm thu nhập giảm mạnh đặc biệt trong thời gian nghỉ do dịch bệnh kéo dài nên việc huy động học sinh trong độ tuổi mầm non quay trở lại học như trước khi dịch bệnh covid-19 bùng phát là một yếu tố hết sức quan 1
  2. trọng. Cùng với kết quả huy động học sinh trong độ tuổi mầm non đến trường trong năm học 2021-2022 không đạt kế hoạch đề ra vì vậy ngay từ đầu năm học 2022-2023 tôi đã trăn trở suy nghĩ làm thế nào để huy động được học sinh trong độ tuổi mầm non đến trường để phụ huynh có điều kiện và thời gian lao động sản xuất làm giầu gia đinh, địa phương và đất nước. để các cháu đến trường được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện đức trí, thể, mỹ và lao động nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho các cháu để các cháu học tốt các cấp học phổ thông tiếp theo. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu; “ Một số biện pháp huy động học sinh trong độ tuổi mầm non đến trường” . lựa chọn đề tài này để làm sao trong năm học 2022-2023 nhà trường huy động được số lượng học sinh vào học đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch, Chi bộ nhà trường đã chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tập trung bàn các giải pháp thực hiện, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền thông qua các cuộc họp Ban chấp hành mở rộng của xã, hệ thống cổng thông tin của xã, trường, các cuộc họp phụ huynh, họp thôn, xóm và qua loa phát thanh của địa phương đăc biệt là đến tận các hộ gia đình để tuyên truyền vận động trực tiếp, góc tuyên truyền tại nhóm, lớp, trên zalo, trang fanpest của trường để nhân dân hiểu rõ đặc thù của ngành học và lợi ích của việc sớm đưa trẻ đến trường, để trẻ được học tập, chăm sóc nuôi dưỡng ở môi trường giáo dục tốt nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ. Ngay từ tuổi độ tuổi nhà trẻ, trẻ đến trường mầm non được cô giáo chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, trẻ được hòa nhập với môi trường tập thể, các cháu được tiếp cận với các phương pháp, hình thức giáo dục đổi mới, khoa học và được làm quen với các nền nếp sinh hoạt là cơ sở cho các cấp học tiếp theo. III. Mô tả giải pháp kỹ thuật III.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Giải pháp 1: Điều tra học sinh trong độ tuổi nhà trường quản lý: 2
  3. Ngay sau khi kết thúc năm học 2021-2022 do nhà trường không đạt chỉ tiêu về công tác huy động số lượng học sinh vào học theo kế hoạch năm học đề ra âm 2.5% so với kế hoạch vì vậy sau khi kết thúc năm học tôi đã họp ban giám hiệu phân công công việc cụ thể như sau: đồng chí Khuyên chịu trách nhiệm điều tra học sinh thôn Đông hòa và thôn TTB, Đồng chí Chinh điều tra học sinh thôn TTA, thôn Đạị Đồng, Phú Bắc, Đồng chí Trâm Điều tra học sinh thôn Đông A và thôn Phú Xuân thời gian điều tra trong tháng 6 cuối tháng 6 lập danh sách học sinh trong độ tuổi có hộ khẩu tại xã Đông Á sau đó tổng hợp chung toàn xã, trong quá trình điều tra có sự công tác của giáo viên cùng BGH mỗi thôn phân công thêm 1 giáo viên hỗ trợ cùng BGH, thôn Đông Hòa đồng chí Vân, thôn TTB đồng chí Liên, thôn Đông A đồng chí Cương, thôn Phú Xuân đồng chí Thảo, thôn Đại Đồng đồng chí lĩnh, thôn Phú bắc đồng chí Hiền, thôn TTA đồng chí Bích, Đến cuối tháng 6 nhà trường đã điều tra được 410 học sinh trong độ tuổi nhà trường quản lý sau đó tôi chưa ra theo năm sinh và sàng lọc đối tượng học sinh cần phải huy động chú trọng học sinh mẫu giáo và học sinh sinh năm 2020, học sinh sinh từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2021 và đưa ra các biện pháp cụ thể để làm thế nào ngay trong tháng 9 đã huy động được học sinh vào học theo đúng kế hoạch đề ra. Giải pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền, công tác phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể để huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi đến trường - Sau khi đã có số lượng điều tra tôi đã giao cho giáo viên phụ trách các thôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng hoàn cảnh của từng phụ huynh học sinh sau đó sàng lọc xem những cháu nào không cần phải huy động cũng sẽ đi học những cháu nào không đi học thì tìm rõ nguyên nhân vì sao cháu đó không đi học thời gian hoàn thành trong tháng 7 - Khi đã nắm bắt và sàng lọc được đối tượng cần phải huy động tôi xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện trong tháng 8 3
  4. + Viết bài tuyên truyền: trong tháng 8 tôi viết bài tuyên truyền về các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường mầm non phát trên đài truyền thanh xã vào các buổi tối và sáng trong 4 ngày từ 28/8 đến 01/9. + Phân công đội ngũ giáo viên huy động học sinh: Cuối tháng 8 tôi phân công và giao chỉ tiêu huy động số lượng học sinh cho từng cán bộ giáo viên trong nhà trường đưa vào tiêu chí bình xét thi đua cuối năm học Giáo viên dựa vào các điều kiện sau để có biện pháp huy động; Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình có những biện pháp tuyên truyền khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là giúp phu huynh hiểu được khi nào thì trẻ cần đến trường và thuyết phục các gia đình cho trẻ đi học trong tâm thế vui vẻ, tự nguyện. - Việc huy động trẻ mầm non đến trường là một công việc không hề đơn giản. Không phải bất cứ gia đình nào cũng hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non. Có rất nhiều lý do có gia đình có ông bà trông giữ, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hoặc có những gia đình lo con mình chưa biết tự ăn uống, tự vệ sinh hay chưa nói rõ lời,...Đây cũng là điều dễ hiểu bởi không có cha mẹ nào không lo lắng cho sức khỏe của con. - Đối với gia đình đặc biệt khó khăn, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ về đồ chơi và dụng cụ học tập thông qua các quỹ từ thiện, quỹ khuyến học, hội chữ thập đỏ,...hoặc giảm một phần đóng góp học phí để các bé có thể sớm đi học. - Còn đối với gia đình chưa yên tâm về cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ, hãy tạo điều kiện cho họ được đến tham dự, quan sát các hoạt động của trẻ trong nhà trường để họ có thể nhận thức được sự cần thiết của giáo dục đối với con em mình. - Tóm lại, nắm vững hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình sẽ giúp cho hoạt động huy động trẻ của trường mầm non đạt hiệu quả cao nhất. 4
  5. - Tuyên truyền thông qua các buổi họp giao ban hàng tuần với các ban ngành đoàn thể tại các buổi họp giao ban tôi đưa ra các ý kiến về tầm quan trọng của việc cho trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường đưa ra các phụ huynh học sinh tại các cơ sở thôn có những hoàn cảnh khó khăn để các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất và tinh thần cũng như có tiếng nói giúp nhà trường để phụ huynh cho các cháu đi học - Kết hợp với các tổ chức như Hội phụ nữ thôn, Mặt trận tổ quốc, Ban công tác mặt trận thôn, Ủy ban nhân dân bằng cách triển khai các cuộc họp, báo cáo nội dung cụ thể về tình hình vận động trẻ mầm non đến trường, trao đổi, động viên các gia đình có con nhỏ trong độ tuổi đi học. Đồng thời, đưa vấn đề này vào tiêu chí đánh giá kết quả thi đua của các chi hội. Chẳng hạn: Nếu là hội viên của Hội phụ nữ có con trong độ tuổi đi học mà vẫn không cho con đến trường thì hội viên đó không đạt danh hiệu Hội viên xuất sắc, danh hiệu “Phụ nữ nuôi con khỏe, dạy con ngoan”,... - Tuyên truyền, vận động là một việc làm cần thiết trong công tác huy động trẻ mầm non đến trường. Trước khi bắt đầu năm học mới, nhà trường nên lập danh sách đầy đủ những trẻ chưa đi học tại địa phương. Sau đó tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của trẻ và gia đình, khéo léo trò chuyện, tuyên truyền lợi ích của việc giáo dục mầm non đối với trẻ nhỏ và vận động trẻ đi học. III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Giải pháp 1: Tăng cường cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị xây dựng môi trường an toàn, thân thiện và hòa nhập Cuối tháng 8 ban giám hiệu nhà trường cùng ban tài chính, ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức rà soát, kiểm kê lại toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường đánh gía chất lượng sử dụng và mức độ an toàn của từng loại sau đó Xây dựng kế hoạch tu sửa CSVC, mua sắm trang thiết bị tạo cảnh quan môi trường để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và đám ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ. Song song với đó là tạo ra môi trường thân thiện, an toàn 5
  6. tuyệt đối, đảm bảo cho trẻ luôn được bảo vệ trong sự kiểm soát của giáo viên và nhà trường. Sau khi khảo sát và thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh dự kiến những việc cần làm trong năm học 2022-2023 nhà trường đã đầu tư kinh phí làm khu hoạt động trải nghiệm chợ quê, khu phát triển vận động, góc thư viện của bé, sửa chữ toàn bộ đồ chơi ngoài trời, cơi cao lan can tầng 2 ., mua sắm đầy đủ trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho các nhóm lớp đủ theo danh mục tối thiểu, mua thêm đồ chơi ngoài trời như xe lắc, ô tô, xe đạp, mua sắm và thay mới đồ dùng phục vụ công tác nuôi ăn bán trú như cây nước lọc, đồ dùng nhà bếp ., vườn cây ao cá được cải tạo trồng cây xanh, cây cảnh tạo môi trường trong và ngoài lớp học xanh sạch đẹp, an toàn . Giải pháp 2: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo Là người quản lý chỉ đạo nhà trường điều đầu tiên phải nắm chắc nội dung và thực hiện tốt việc “ Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” Để có tác động tích cực đến tâm lý của trẻ cũng như các bậc cha mẹ, là người lãnh đạo trường mầm non cần có kĩ năng quản lý nhà trường, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo biết tùy cơ ứng biến, biết làm tốt công tác dân vận, miệng nói tay làm tai lắng nghe, biết khích lệ khuyến khích đội ngũ giáo viên nâng cao trách nhiệm với việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, từ việc học tập, vui chơi giải trí đến việc làm thế nào để mỗi ngày đến trường đối với trẻ đều thực sự là một ngày vui. Chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch, đổi mới phương pháp dạy học với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”, cho phép trẻ được kết hợp giữa học tập với vui chơi giải trí. Giáo viên chỉ là người gợi mở, hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ được tự do trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh. Nâng cao chất lượng y tế trường học, theo dõi và tổ chức khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ, có kế hoạch chăm sóc riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc mắc các vấn đề về sức khỏe khác. 6
  7. Trong công tác nuôi dưỡng chỉ đạo xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đồng thời phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ngộ độc. tích cực trồng rau sạch cung cấp đủ rau theo mùa cho học sinh ăn tại trường, thả cá trồng cây ăn quả để có thêm thực phẩm sạch phụ cho học sinh ăn, làm bột sắn dây, trồng ngô để nấu chè, nấu sữa ngô cho học sinh ăn buổi chiều làm sao với mức thu ăn của học sinh thấp mà đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ cân đối đảm bảo các chất dinh dưỡng và điều quan trọng nữa là trẻ đi học phải khỏe mạnh tăng cân ít mắc các bệnh truyền nhiễm thì tự phụ huynh đã có con đi học về tuyên truyền với phụ huynh chưa cho con đi học Chỉ đạo đội ngũ cán bộ giáo viên thực sự yêu nghề mến trẻ luôn coi trường là nhà các cháu là con xứng đáng là người mẹ thứ 2 của trẻ là nơi trẻ có thể tự do phát triển thể chất, đạo đức và tinh thần. Đó chính là cơ sở để tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh, giúp họ cảm thấy yên tâm hơn khi con em mình bắt đầu đi học. Và như vậy, công tác huy động trẻ mầm non đến trường đã hoàn toàn đạt hiệu quả. Giải pháp 3: Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ là đòn bẩy huy động số lượng học sinh vào học đây cũng là giải pháp hữu hiệu nhất đối với các trường mầm non trong tình hình hiện nay. Để làm tốt công tác huy động trẻ mầm non đến trường, ngoài những biện pháp nêu trên, tôi luôn chú trọng đến công tác chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường. Muốn làm tốt nhiệm vụ này yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên cần nêu cao vai trò trách nhiệm của mình, phải nhiệt tình, chịu khó, năng động, sáng tạo, nắm bắt được các yêu cầu đổi mới của bậc học, luôn quan tâm đến trẻ, làm thế nào để khi trẻ đến trường luôn được cô yêu thương, giúp đỡ, chăm sóc về mọi mặt từ bữa ăn, giấc ngủ, từ việc đi vệ sinh cho đến việc học tập, vui chơi của trẻ. Nhiệm vụ của người cán bộ quản lý đối với công tác này là, động viên, theo dõi, giúp đỡ giáo viên để tất cả đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 7
  8. Tuyên truyền thông qua việc mời ban đại diện phụ huynh đến dự giờ, thăm lớp và thông qua các buổi họp phụ huynh. Không dừng lại tại đây, mỗi học kỳ nhà trường đã lập kế hoạch mời ban đại diện cha mẹ trẻ cùng đến dự giờ, thăm lớp ở từng khối, lớp 1 lần. Trước khi mời họ đến tôi yêu cầu giáo viên chuẩn bị chu đáo mọi hoạt động theo chế độ sinh hoạt hàng ngày. Mỗi nhóm, lớp tôi mời một đại diện đến dự, họ được chứng kiến tất cả các hoạt từ đón trẻ, điểm danh, chấm ăn, đến hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, đến hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh và hoạt động chiều của trẻ. Tất cả các cháu đều hoạt động tích cực, cô cháu thân thiện bên nhau, cháu nào cháu ấy đều ăn khoẻ, ngủ ngon, sạch sẽ, ngoan ngoãn. Phụ huynh thấy được việc làm của giáo viên mầm non trong một ngày quả là rất vất vả, các cháu được các cô chăm sóc chu đáo, cẩn thận, công bằng, ai cũng phấn khởi, tin tưởng. Từ đó công tác vận động tuyên truyền đưa trẻ đến trường có nhiều thuận lợi hơn. Mỗi năm nhà trường thường tổ chức cho các bậc phụ huynh họp 2 lần, qua việc dự giờ, thăm lớp của ban đại diện phụ huynh ở các nhóm, lớp, các bậc phụ huynh trưởng trong lớp, nhóm đã chủ động tuyên truyền đến toàn thể phụ huynh còn lại trong các khối, lớp về những công việc làm của các cô giáo và các hoạt động của trẻ trong ngày, đây tiếng nói có hiệu lực của ban đại diện phụ huynh đã góp phần thúc đẩy mọi người tin tưởng hơn, đặc biệt là các bậc phụ huynh ở khối nhà trẻ, khối mẫu giáo bé. Ngoài ra nhà trường chú trọng việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ, như ngày khai giảng năm học mới, ngày tết trung thu ngày hội trải nghiệm 20/10, 20/11, ngày tết nguyên đán, ngày mùng 8/3, ngày quốc tế thiếu nhi 01/6 trong những ngày này tôi làm tốt công tác tham mưu với UBND xã xin kinh phí hỗ trợ nhà trường tổ chức không thu của phụ huynh học sinh, tạo sân chơi đầy ý nghĩa cho học sinh, ngầy tết thiếu nhi huy động phụ huynh ra cắm trại tại trường, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ các trò chơi dân gian, đồng diễn thể dục, phá cố, ngày hội trải nghiệm chào mừng ngày phụ nữ Việt nam 20/10 tổ chức cho các con làm các loại bánh, làm bưu thiếp tặng bà, mẹ và cô 8
  9. giáo, ngày 20/11 tổ chức giao lưu văn nghệ, ngày tết nguyên đán tổ chức cho học sinh gói bánh chưng . Tất cả các hoạt động đó đều có sự tham gia của phụ huynh học sinh từ đó tuyên truyền để phụ huynh đưa trẻ đến trường Giải pháp 4: Đảm bảo tuyết đối an toàn cho học sinh khi ở trường Việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi ở trường cũng là yếu tố quan trọng để thu hút trẻ vào học vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đưa ra quy chế làm việc được thông qua trước hội nghị cán bộ công chức viên chức và người lao động bàn bạc thống nhất và thực hiện nghiêm túc theo quy chế đó.Để giáo viên thực hiện theo quy chế, mỗi giáo viên tự viết bản cam kết đảm bảo an toàn cho trẻ, trong buổi họp phụ huynh đầu năm học đưa ra các quy chế đón trả trẻ, dự kiến giờ đón trả tre, giờ khóa cổng, giờ mở cổng để phụ huynh bàn và đi đến thống nhất sau khi có sự thống nhất nhà trường công khai giờ đón trả trẻ trước công trường và khóa cổng mở cổng đúng giờ theo quy định để phụ huynh cho các cháu đi học đúng giờ và đón trẻ về đúng giờ ngài giờ đó ra cổng được khóa cẩn thận chỉ bảo vệ và ban giám hiệu có khóa cổng, duy trì sổ nhật ký đón trả trẻ khi phụ huynh đưa trẻ đến lớp phải giao tận tay cho giáo viên và ký vào sổ đón trẻ, khi phụ huynh đón nhận trẻ từ giáo viên và ký vào sổ trả trẻ, Tâm lý giáo viên đến trường phải hết sức thỏa mái vui vẻ vì vậy tôi luôn tạo tâm lý vui vẻ thỏa mái cho giáo viên đến trường không áp đặt giáo viên không gây áp lực cho giáo viên, luôn chú trọng xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết gắn bó yêu thương nhau cùng giúp đỡ nhau chia sẻ cho nhau những khó khăn vui, buồn để giáo viên thực sự coi trường là nhà, các cháu là con.đồng nghiệp như anh chị em ruột thịt . Giải pháp 5: Làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội Để thu hút được học sinh trong độ tuổi đến trường ngoài các giải pháp nêu trên thì việc phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội cũng hết sức quan trọng, việc tuyên truyền cho học sinh đi học ban giám hiệu, giáo viên chỉ là yếu tố nhỏ không mang nhiều hiệu quả xong nêu phụ huynh nọ tuyên truyền cho 9
  10. phụ huynh kia thì mang lại hiệu quả rất lớn vì vậy giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh phải có sự gắn kết chặt chẽ, phải tạo niềm tin cho phụ huynh ngay từ những ngày đầu họ đưa con đến trường, tạo cho họ cảm giác yên tâm, thân thiện, cởi mở, hòa đồng, với phụ huynh lúc nào cũng như thượng đế của mình mỗi giáo viên phải thực sự là tuyên truyền viên khi trao đổi với phụ huynh lúc nào cũng phải vui vẻ dù phụ huynh phê bình góp ý cũng vui vẻ tiếp nhận và xin lỗi với nhà trưởng ban giám hiệu thường xuyên gặp gỡ trò chuyện trao đổi với phụ huynh lắng nghe phản ánh, tâm tư nguyện vọng của phụ huynh giải quyết dứt điểm những thắc mắc của phụ huynh Phát huy sức mạnh của ban đại diện cha mẹ học sinh phân công nhiệm vụ cho từng phụ huynh trong ban đại diện toàn bộ các hoạt động của nhà trường có sự giám sát của ban đại diện cha mẹ học sinh việc tổ chức công tác nuôi ăn bán trú có sự giám sát chặt chẽ của ban đại diện cha mẹ học sinh từ việc hợp đồng thực phẩm đến việc kiểm tra giao nhận thực phẩm . Khi tổ chức các ngày hội ngày lễ có sự bàn bạc thống nhất và quyết định của ban đại diện cha mẹ học sinh khi ban đại diện cha mẹ học sinh thấy được các hoạt động của nhà trường thì họ sẽ tuyên truyền tới những phụ huynh khác giúp công tác huy động số học sinh lượng học sinh trong độ tuổi đến trường đạt hiệu quả IV. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: IV.1. Hiệu quả kinh tế (Giá trị làm lợi tính thành tiền): Đến hết tháng 4 năm 2023 nhà trường đã huy động được 100% số trẻ mẫu giáo đến trường, 65% số trẻ nhà trẻ đến trường tăng 5% trẻ nhà trẻ đến trường so với cùng kỳ năm học trước Phụ huynh yên tâm gửi các cháu vào trường không phải ở nhà trông có thời gian đi làm các công ty, tăng gia lao động sản xuất nên mức thu nhập tăng lên rõ rệt IV.2. Hiệu quả về mặt xã hội (Giá trị làm lợi không tính thành tiền(nếu có)): 10