Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tình cảm kỹ năng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_5_6_tuoi_pha.docx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG SÁNG KIẾN Kính gửi: - UBND huyện Đông Hưng - Hội đồng đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng , phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến , đề tài nghiên cứu khoa học huyện. - Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây: a) Họ và tên: Nguyễn Thị Mến Tác giả sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tình cảm kỹ năng xã hội” Ngày sinh: 05/08/1992 Nơi thường trú: Xã Đông Á, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường mầm non Đông Á Điện thoại: 0389418323 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% b) Họ và tên: Đồng tác giả (nếu có): Không Là tác giả đề nghị xét công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng sáng kiến : 1
- Tên sáng kiến : “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tình cảm kỹ năng xã hội” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): Nguyễn Thị Mến - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội - Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 02 tháng 09 năm 2022 đến ngày 15 tháng 05 năm 2023 - Đơn vị áp dụng sáng kiến: lớp 5 tuổi C- Trường mầm non Đông Á. 1. Tên đơn vị:Trường mầm non Đông Á. Địa chỉ: Xã Đông Á, Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 0984613591 Hồ sơ yêu cầu đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến/đề tài nghiên cứu khoa học: 1. Đơn yêu cầu công nhận; 2. Báo cáo sáng kiến hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng; 3. Quyết định công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng sáng kiến/đề tài nghiên cứu khoa học (đối với sáng kiến đề nghị xem xét đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng toàn tỉnh); Quyết định công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở (đối với sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đề nghị xem xét đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng cơ sở). 4. Các tài liệu, hình ảnh, sản phẩm hoặc mô hình liên quan + Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong hồsơ là trung thực, đánh giá đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 2
- Đông Á, ngày 18 tháng 05 năm 2023 Tác giả (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Mến 3
- BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến I. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tình cảm kỹ năng xã hội” II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội tâm lý và nhu cầu của phụ huynh đối với kết quả giáo dục cũng có sự thay đổi. Phần lớn phụ huynh quan tâm và chú trọng tới kết quả về mặt thể chất và nhận thức, còn lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội lại ít được quan tâm. Trong khi đó yêu cầu cần thiết đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng đều rất cần đến việc hình thành tình cảm và phát triển về mặt kỹ năng xã hội Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, có nhiều trẻ rất thân thiện,biết thể hiện tình cảm vui vẻ với cô và các bạn, biết chia sẻ, quan tâm và chơi đoàn kết với các bạn. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số cháu nhút nhát, e dè ít nói, cá biệt có trẻ lại quá nghịch ngợm, chưa biết quan tâm đến các bạn, chưa có kỹ năng giao tiếp Chính vì lẽ đó tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm sao phải tìm ra phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ. Và tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tình cảm kỹ năng xã hội ” làm đề tài nghiên cứu của mình. III. Mô tả giải pháp kỹ thuật III.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Qua tìm hiểu thực trạng các hoạt động của Trường mầm non nơi tôi công tác và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy được một số tồn tại trên thực tế như sau: 1.Thuận lợi: 4
- - Là một giáo viên trẻ có trình độ trên chuẩn, có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. - Trường có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ theo quy định cho các độ tuổi. - Trẻ được phân chia học theo độ tuổi 100% và được thực hiện chương trình giáo dục mầm non. - Tổng số trẻ trên lớp là 31 cháu, phù hợp với chỉ tiêu số trẻ trên 1 lớp - Giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kỹ năng tốt để hướng dẫn trẻ trong quá trình học tập. - Phụ huynh có hiểu biết về giáo dục mầm non và rất quan tâm đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường. 2. Khó khăn: * Về phía trẻ + Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, một số trẻ lại hiếu động gây cản trở cho việc giáo dục tình cảm, kỹ năng của trẻ Bảng khảo sát đầu năm Kết quả khảo sát Tổng số trẻ Trẻ đạt mục Trẻ chưa tham gia Nhóm tình cảm- kĩ năng xã tiêu yêu cầu đạt mục tiêu khảo sát hội trọng tâm yêu cầu 5
- Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ (%) lệ (%) Kĩ năng nhận thức về bản thân. 31 17 54.8 14 45.2 Kĩ năng ứng xử phù hợp với những 31 18 58.1 13 41.9 người gần gũi xung quanh. Kĩ năng hợp tác. 31 15 48.4 16 51.6 Kĩ năng tuân thủ một số quy tắc xã 31 16 51.6 15 48.4 hội. Kĩ năng giao tiếp lịch sự, lễ phép. 31 18 58.1 13 41.9 Kĩ năng tự phục vụ. 31 15 48.4 16 51.6 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. 31 14 45.2 17 54.8 Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy trẻ còn nhiều hạn chế trong phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội, tỉ lệ đạt còn khá thấp * Về phía giáo vên: - Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc giáo dục tình cảm,kỹ năng xã hội cho trẻ. - Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục tình cảm,kỹ năng xã hội cho trẻ. - Lĩnh vực phát triển tình cảm, xã hội là 1 phạm trù rất rộng, nên việc nghiên cứu, tìm tòi kiến thức còn nhiều hạn chế. * Về phía phụ huynh: 6
- - Đa số phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục tình cảm,kỹ năng xã hội cho trẻ. - Phụ huynh còn nuông chiều trẻ thường làm thay cho trẻ những công việc mà trẻ yêu cầu. - Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực. - Mặc dù quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh còn mải công việc xem nhẹ bậc học mầm non, ít dành thời gian cho con, phần lớn đều ỉ lại cho ông bà và anh chị, vì vậy việc trao đổi phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Do điều kiện kinh tế thị trường phụ huynh còn dành thời gian cho phát triển kinh tế, chưa quan tâm kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số giải pháp thực hiện sau * Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức cho bản thân. - Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu tìm hiểm về đổi mới phương pháp giáo dục phát triển tình cảm xã hội cho trẻ, qua các tài liệu mầm non, sách hướng dẫn, tạp chí, trên mạng: việc xây dựng môi trường giáo dục, công tác phối hợp với gia đình và cộng đồng về giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. - Bản thân tự bồi dưỡng về phương pháp giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ, nắm bắt những kỹ năng cơ bản để có những biện pháp hỗ trợ cho từng trẻ trong nhóm lớp. - Bản thân luôn tự học hỏi và nghiên cứu các phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả. ( Hình ảnh 1:nâng cao nhận thức cho bản thân thông qua các lớp học tập chuyên đề) 7
- * Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Khi xây dựng kế hoạch tôi đã lựa chọn 7 cảm xúc cơ bản, giúp trẻ nhận biết cảm xúc vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi và các cảm xúc khác như: xấu hổ, bối rối, tự hào; Sau đó cần xác định mục tiêu và nội dung phát triển xúc cảm, tình cảm, kỹ năng xã hội phù hợp đối tượng trẻ và các chủ đề trong chương trình Giáo dục Mầm non. Lấy trọng tâm của kế hoạch là: “Lớp học hạnh phúc” để cô và trò cùng nhau thay đổi, cùng tạo cảm xúc yêu thương, cô tư duy tích cực, hiểu trẻ, tôn trọng trẻ để thay đổi bản thân quan tâm, trò chuyện, yêu thương trẻ nhiều hơn; giúp trẻ có cơ hội để bộc lộ tình cảm, cảm xúc vui vẻ thoải mái, có hành vi đẹp khi đến lớp. * Giải pháp 3. Phát triển giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ theo chế độ sinh hoạt hàng ngày. - Giờ đón trẻ, thể dục sáng: Tôi rèn cho trẻ thói quen chào cô và các bạn khi tới lớp, chào tạm biệt và chúc bố mẹ một ngày vui/ngày làm việc tốt. ( Hình ảnh 2: cô nhắc nhở trẻ chào bố mẹ khi đến lớp) Nhắc trẻ tự mình cất giày dép, áo khoác và đồ dùng đúng nơi quy định của lớp. ( Hình ảnh 3: nhắc nhở trẻ cất dép và đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định) Khen ngợi những biểu hiện tốt của trẻ, nhắc nhở những biểu hiện chưa đúng (lời nói, hành vi, thái độ của trẻ) và giúp trẻ biết cách làm đúng nếu cần. - Tổ chức trò chuyện đầu giờ, tôi lựa chọn nội dung giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội phù hợp để đưa vào trò chuyện đầu giờ. ( Hình ảnh 4: cô trò chuyện cùng các con vào đầu giờ tạo cảm giác yêu thương) 8
- - Hoạt động học: tôi luôn quan tâm để thiết kế các bài dạy phù hợp với các nội dung giáo dục, giúp trẻ nhận biết, biết thể hiện tình cảm, xúc cảm với cô, với bạn và các kỹ năng xã hội cho trẻ (VD tiết dạy Bé với cảm xúc vui, buồn; Ánh mắt và nụ cười yêu thương). Ở mỗi tiết dạy, tôi chú ý lắng nghe trẻ, hiểu tâm lý trẻ và kịp thời đáp ứng những mong muốn tích cực của trẻ; dạy trẻ biết thể hiện, mối quan hệ thông qua học và chơi. Kịp thời khen ngợi, động viên trẻ . - Thông qua hoạt động góc tôi giúp trẻ biết thể hiện tình cảm, thái độ phù hợp với từng vai chơi, góc chơi, gọi bạn cùng chơi và chơi tích cực. Ví dụ: Trẻ chơi trò chơi bác sĩ, ở góc phân vai; Trẻ biết bác sĩ khi khám bệnh cho bệnh nhân thì thái độ phải vui vẻ, niềm nở và ân cần; còn cô y tá khi tiêm và cấp phát thuốc phải nhẹ nhàng, ân cần, dặn bệnh nhân uống thuốc đúng giờ; bệnh nhân phải biết ngồi chờ khám theo lượt... ( Hình ảnh 5: Bé đóng vai bác sỹ khám bệnh) - Ngoài ra còn thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, hoạt động nêu gương . * Giải pháp 4.Giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội thông qua ngày hội, ngày lễ. Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như Tết Trung thu, ngày 20/11, tết Nguyên đán, lễ hội làng... (Hình ảnh 6: bé với ngày hội ngày lễ) Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của dân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích dân tộc, lợi ích trồng người. Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích cho xã hội. 9
- * Giải pháp 5: Xây dựng môi trường giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. - Tạo môi trường cơ sở vật chất: Đồ dùng đồ chơi bố trí ở các góc chơi luôn được bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ sự hấp dẫn, khích thích trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội dung chơi, các quan hệ giao tiếp (trẻ được thực hành, luyện tập cách ứng xử trong giao tiếp). Tôi luôn bổ sung thêm đồ chơi trong các góc theo từng chủ đề để tạo sự tò mò, khám phá của trẻ, kích thích trẻ tích cực giao tiếp với nhau, tạo cho trẻ nhiều cơ hội hợp tác với bạn, giúp đỡ bạn khi bạn cần; tạo tình huống để trẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau -Tạo môi trường xã hội tôi luôn tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi, yêu thương với trẻ, trẻ thường xuyên được giao tiếp, môi trường lớp học không có bạo lực, la mắng hay xúc phạm trẻ. Tôn trọng gia đình trẻ, không phân biệt dân tộc, hoàn cảnh kinh tế, văn hóa gia đình. Đối xử công bằng với mỗi trẻ. Thái độ của cô với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. ( Hình ảnh 7: tạo môi trường trong và ngoài lớp học * Giải pháp 6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Trong thời đại công nghệ số hiện nay việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy là rất cần thiết và nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, qua Internet để đưa công nhệ thông tin vào trong giảng dạy. Tôi tận dụng tối đa thời gian trẻ ở trường để giáo dục kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.Trong giờ đón trả trẻ tôi mở những bài nhạc về lễ giáo, chào hỏi như “ Con Cò be bé” “ Lời chào” hay “con chim vành khuyên”...cho trẻ nghe qua đó sẽ ngấm dần vào tiềm thức của trẻ từ đó trẻ sẽ biết đi hỏi về chào. 10