Sáng kiến kinh nghiệm Một biện pháp giúp trẻ 13 - 24 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một biện pháp giúp trẻ 13 - 24 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_bien_phap_giup_tre_13_24_thang_tuo.doc
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một biện pháp giúp trẻ 13 - 24 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (Kèm theo hướng dẫn số31/HD-SKHCN, ngày 24 tháng 11 năm 2022 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình) ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng thi đua cấp cơ sở Tôi ghi tên dưới đây. a)Họ và tên : Phí Thị Huyền Trang Năm sinh : 28/9/1987 Nơi thường trú : Xã Đông Quan huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Mầm Non Chức vụ công tác : Giáo viên Nơi làm việc : Trường mầm non Đông Á Điện thoại :0387096706 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến :100% b) Họ và tên : Đồng tác giải (nếu có): Không Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến : “Một biện pháp giúp trẻ 13 - 24 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Thời gian áp dụng sáng kiến : Từ ngày 02 tháng 9 năm 2022 đến ngày 15 tháng 5 năm 2023 1
- - Đơn vị áp dụng sáng kiến : Nhóm 13- 24 tháng tuổi – Trường mầm non Đông Á - Tên đơn vị : Trường mầm non Đông Á - Địa chỉ : Thôn Phú Xuân Xã Đông Á huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình Điện thoại: 0984613591 Hồ sơ yêu cầu đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến/đề tài nghiên cứu khoa học: 1. Đơn yêu cầu công nhận; 2. Báo cáo sáng kiến hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng; 3. Quyết định công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng sáng kiến/đề tài nghiên cứu khoa học (đối với sáng kiến đề nghị xem xét đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng toàn tỉnh); Quyết định công nhận sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở (đối với sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học đề nghị xem xét đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng cơ sở). 4.Các tài liệu, hình ảnh, sản phẩm hoặc mô hình liên quan: Có Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong hồ sơ là trung thực, đánh giá đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đông Á, ngày 18 tháng 05 năm 2023 Tác giả Phí Thị Huyền Trang 2
- II. BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu qủa áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến (Kèm theo hướng dẫn số 31/HD-SKHCN, ngày 241 tháng 11 năm 2022 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình) I.Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 13 - 24 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ” II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình phát triển của trẻ.Việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 13 - 24 tháng, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ mà trước kia đã thực hiện thì sẽ không đưa lại hiệu quả cao, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, đồng thời kết quả về mặt trí tuệ của trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển một cách thụ động.Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức thì mới tạo ra được môi trường hoạt động tốt và tạo ra những cơ hội tốt cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo một cách toàn diện. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng đặc biệt là trẻ 13- 24 tháng tuổi. Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ hoạt động dưới hình thức thông qua hoạt động hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi thì việc phát triển ngôn ngữ lời nói cho trẻ sẽ được kết quả cao hơn. Mặt khác phát âm đúng sẽ góp phần bảo vệ sự trong sáng của tiếng việt và giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc việt nam. Bên cạnh đó trẻ còn dùng ngôn ngữ để thể hiện tình cảm, khát vọng mong muốn của mình để người khác hiểu được. Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện giáo dục tình cảm, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Nếu ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm, sẽ kìm hãm sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên trong thực tế của lứa tuổi 13 - 24 tháng mọi bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đặc điểm phát triển ngôn ngữ còn rất hạn chế do 3
- kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều và phạm vi tiếp xúc còn hạn hẹp, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, nhưng nhu cầu tiếp xúc, giao tiếp và khám phá thế giới xung quanh của trẻ thì rất cao. Vì vậy mà nhu cầu phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan trọng. Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ 13 - 24 tháng tuổi Tôi thấy mình phải có trách nhiệm nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của môn học này. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 13 - 24 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ” để làm đề tài nghiên cứu III. Mô tả giải pháp kỹ thuật III.1.Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi có sáng kiến - Qua tìm hiểu thực trạng các hoạt động của trường mầm non nơi tôi công tác và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy được một số tồn tại trên thực tế như sau 1.Thuận lợi: - Là một giáo viên trẻ có trình độ trên chuẩn, có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. - Năm học 2022- 2023 là năm thứ 8 tôi đảm nhiệm nhóm 13- 24 tháng tuổi nên bản thân tôi thấy rất thuận lợi trong công tác . Bản thân luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục huyện, Ban giám hiệu trường mầm non Đông á, sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trường lớp tương đối đầy đủ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ học nhận biết tập nói. 4
- - Có đội ngũ đồng nghiệp nhiệt tình, luôn tạo điều kiện để học hỏi lẫn nhau trong công tác. - Các cháu đi học được sắp xếp vào lớp theo đúng độ tuổi của mình. - Đối với nhóm lớp 13 - 24 tháng tuổi tôi trực tiếp phụ trách tôi thấy đa số trẻ rất ngoan, trẻ đi học đều, lại rất hăng say khi được cô tạo điều kiện trẻ rất mạnh dạn hứng thú đi học - Bản thân đã biết tận dụng những môi trường sẵn có ở địa phương để tạo cảm xúc cho trẻ khi trẻ học nói - Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho tre luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp giảng dạy trẻ một cách tốt nhất giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất. 2. Khó khăn +Về phía trẻ - Đối với trẻ 13- 24 tháng tuổi ở địa phương thường là các cháu ở nông thôn trẻ ở nhà với ông bà để bố mẹ đi làm ăn xa nên các cháu không được quan tâm nhiều. Vì vậy khi thực hiện chương trình giáo viên phải chú ý rất nhiều đến các kĩ năng cho trẻ, đặc biệt là kĩ năng phát âm chuẩn tiếng phổ thông ở trẻ còn có nhiều khó khăn. - Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, nhiều trẻ còn nói ngọng, nhiều trẻ chưa nói được Đánh giá kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp đầu năm học 5
- Trước khi áp Sau khi áp dụng biện pháp dụng biện pháp Số trẻ/ Mức độ nội dung khảo sát Số trẻ/ Tỷ lệ Tỷ lệ Tổng Tổng số % % số 1.Kỹ năng chào hỏi 5/10 50% 8/10 80% 2. Kỹ năng đọc theo cô 5/10 50% 8/10 80% 3.Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp 5/10 50% 7/10 70% -Nhìn vào bảng khảo sát trên ta thấy tình trạng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế + Về phía giáo viên - Giáo viên nhiều khi thật sự kiên trì và nhẫn nại trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh + Về phía phụ huynh - Đa số phụ hunynh chủ quan ít quan tâm tới con cái họ cho rằng trẻ lớn dần sẽ biết nói hết ,ỷ nại cho ông bà trẻ ít đực trò chuyện nên vốn từ của trẻ hạn chế. III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số giải pháp như sau. Giải pháp 1: Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Ở lứa tuổi 13 24 tháng vốn từ của trẻ đang phát triển, khả năng phát âm của trẻ chưa cao, trẻ chỉ thuộc những bài hát ngắn lời, câu từ dễ. Khả năng chú ý, ghi 6
- nhớ chưa cao, trẻ chỉ có thể tập trung tối đa 15 đến 20 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việc trẻ tập trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan trọng. Vì vậy tôi nhận thấy rằng nếu không thay đổi, làm mới các biện pháp và hình thức dạy học khác nhau, trẻ sẽ không hứng thú trong giờ học và sẽ không đạt hiệu quả cao trong giờ dạy. Từ đó nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những bài hát ngắn, dễ thuộc, câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề. Ví dụ: Với bài hát: “ Bé ngoan” Miệng em nói bi bô Biết chào ông chào bà biết chào cha chào mẹ em đến trường chào cô Giải pháp 2: Tìm hiểu đối tượng. Đối với tuổi mầm non trẻ rất hiếu động tư duy của trẻ là tư duy cụ thể việc “ Học bằng chơi – chơi mà học” bởi vì thế giới xung quanh trẻ cái gì cũng mới lạ, trẻ thích tìm tòi, khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ thể hiện đòi hỏi của mình bằng cách lôi tay chỉ hay nói ư, a , măm.Ngôn ngữ trẻ mới dừng lại ở nói từ một (Bố, mẹ, chị) hay phát âm từ cuối trong bài hát hay câu thơ như cháu Hân, Bảo An, Hải An,Thanh Trúc,Khánh Phương.Ngoài ra còn các cháu Bảo Nam ,Nhi, Phúc, Khôi chưa nói được. Vì vậy phải chú ý đến từng đặc điểm cá nhân của trẻ, năm bắt được đặc điểm cá nhân của từng cháu, để có những biện pháp giáo dục tốt hơn. 7
- Giải pháp 3: Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt động tập nói và biết cách tương tác với người khác Để trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng nói mạch lạc và biết tương tác với người khác, thì giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng trực quan cho trẻ ví dụ dạy trẻ đọc bài thơ đàn gà con thì giáo viên phải chuẩn bị gà mẹ, nhiều gà con bằng đồ chơi, tranh ảnh .. khi có đồ dùng trực quan giáo viên kích thích để trẻ hứng thú hoạt động với đồ dùng đó qua lời nói hoặc tương tác cùng cô và các bạn về những con vật đó từ đó dạy trẻ phát âm con gà,con vịt ,con cá, con tôm ,.. Giải pháp 4. Dạy trẻ trong giờ hoạt động học có chủ đích. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 13- 24 tháng đạt kết quả cao tôi luôn tìm ra những cách dạy hay để gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết tập nói “ Con chó, con mèo ” Chủ đề : Những con vật gần gũi đáng yêu Với tiết nhận biết tập nói này, tôi làm mô hình một trang trại có các con vật như : Chó, mèo sinh động hấp dẫn. Tôi để trẻ quan sát nhận xét, gọi tên những con vật mà trẻ thấy trong mô hình, sau đó cho trẻ về chỗ ngồi ổn định, tôi giả làm tiếng kêu hỏi trẻ ; Đấy là tiếng kêu con gì ?. Sau đó đưa mô hình con chó ra cho trẻ quan sát, nhận xét, gọi tên các bộ phận của con chó. Với cách giới thiệu như vậy, tôi thấy các cháu hứng thú học. Không phải tiết nhận biết tập nói tôi cũng làm như vậy mà tôi thường xuyên thay đổi dựa vào nội dung bài nhận biết tập nói để tìm cách giới thiệu hay nhất để tạo được sự hứng thú trẻ vào tiết học xong tôi tiến hành đi sâu vào phần chính của bài đó là nhận biết tập nói, rèn cho trẻ phát âm đúng. Qua thời gian tiếp xúc với trẻ tôi nắm được khả năng phát âm của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ phát âm sai sót nhiều. như “cô nà mẹ”, cô Khuyên nói là cô khiên 8
- Đối với những trẻ phát âm sai, ngay giờ học đó tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ. Tôi nói trước rõ lời, chậm cho trẻ phát âm theo. Ngoài ra tôi còn gọi trẻ phát âm đúng, rõ ràng đứng lên phát âm trước cho cả lớp nghe, sau đó động viên, khuyến khích trẻ phát âm chưa đúng. Khi gọi trẻ lên phát âm tôi luôn động viên, khuyến khích trẻ phát âm đúng, rõ ràng như các bạn. Đến khi kết thúc tiết học tôi tiếp tục sử dụng các biện pháp tích hợp, múa hát đọc thơ, trò chơi Để củng cố nội dung bài mà trẻ vừa được học, nắm vững phương pháp của giờ nhận biết tập nói với mục đích là phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh. Thông qua quá trình nhận biết đã thúc đẩy sự phát triển các giác quan và sự phát triển chú ý có chủ định cho trẻ. Để giờ dạy tốt trước hết phải rèn luyện cho trẻ nề nếp trong học tập đó là cơ sở ban đầu hỗ trợ cho giờ dạy đạt hiệu quả cao. Giải pháp 5. Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Tạo điều kiện môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Như chúng ta đã biết mỗi trẻ đều có khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến thức khác nhau, có trẻ tiếp thu rất chậm. Vì thế không những trong các tiết học, trong các hoạt động chung, hoạt động góc. Hoạt động ngoài trời, chơi tự do Tôi thường đưa ra các câu hỏi để bồi dưỡng thêm cho từng trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tôi luôn chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng cháu, đặc biệt là những trẻ tiếp thu còn chậm, chưa mạnh dạn, rụt rè, ít nói, nói ngọng, nói lắp. Khi dạo chơi ngoài trời lúc ôn luyện buổi chiều hoặc trong các giờ đón trẻ trả trẻ tôi thường xuyên đặt ra các câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời. Ví dụ: + Đây là cái gì? + Con gì đây? 9
- + Có đẹp không? Khi trẻ trả lời tôi uốn nắn sửa sai cho trẻ từng từ, từng câu hoặc nhắc lại để trẻ nhớ. Từ đó trẻ có thể mạnh dạn hơn, biết trả lời các câu hỏi của cô, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ của mình. Từ đó đã giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt. Tạo môi trường để phát triển lời nói: Mỗi nhóm lớp đều có trang trí xắp xếp các góc hoạt riêng, các biểu bảng được treo trong lớp, không trang trí cố định mà trang trí theo chủ điểm. Giải pháp 5. Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh Ngoài việc củng cố kiến thức thông qua các môn học “ Nhận biết tập nói ” thì việc trao đổi với phụ huynh để thống nhất chương trình, phương pháp dạy trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng. Phối kết hợp với phụ huynh có ý nghĩa quan trọng và có nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp trong trường mầm non góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế vào đầu năm học tôi có kế hoạch họp phụ huynh để thông báo về nội dung chương trình của bộ môn và trao đổi về tình hình học tập ở lớp và tính cách của từng trẻ. Ví dụ : Cháu Bảo An, Hân, Phương Anh tham gia vào các hoạt động rất tích cực và nhanh nhẹn, mạnh dạn trong giờ học. Những giờ phụ huynh đón trẻ, hay qua bảng tuyên truyền,qua nhóm zalo của lớp tôi tuyên truyền cho phụ huynh biết những nội dung cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong tuần, trong tháng. Tôi hướng dẫn phụ huynh biết cách dạy trẻ nhận biết tập nói, phụ huynh có thể dạy trẻ nhận biết tập nói bất cứ ở lúc nào ở đâu. Khi dạy trẻ nhận biết tập nói phụ huynh cần lưu ý. Nên dạy trẻ nhận biết tất cả các sự vật xung quanh trẻ gần gũi phù hợp với trẻ. 10