Giáo án Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Thí nghiệm “Sự di chuyển của nước và biến đổi của màu sắc”

docx 3 trang Khánh An 17/04/2025 110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Thí nghiệm “Sự di chuyển của nước và biến đổi của màu sắc”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_de_tai_thi_nghiem_su_d.docx

Nội dung tài liệu: Giáo án Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Thí nghiệm “Sự di chuyển của nước và biến đổi của màu sắc”

  1. GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: Thí nghiệm “Sự di chuyển của nước và biến đổi của màu sắc” (Ứng dụng Steam quy trình 5E) Lứa tuổi : 5-6 tuổi Lớp :Mẫu giáo lớn A Thời gian: 30 - 35 phút Năm học : 2022- 2023 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết được giấy có thể thấm hút và di chuyển được nước. - Trẻ biết tác dụng và sự cần thiết của nước đối với động vật và đời sống của con người,cây cối,động vật. - Trẻ biết cách tạo ra màu mới từ 2 màu cơ bản. 2. Kỹ năng: - Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc, không ngọng. - Phát triển khả năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ đích - Cung cấp cho trẻ kĩ năng: +Vận động thô: bưng bế + Vận động tinh: Nhỏ các màu vào nước, gặp giấy ăn +Kĩ năng sống: Kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng giải quyết vấn đề. * Các thành tố tích hợp: - S (Khoa học): Đặc điểm, lợi ích của nước - T (Công nghệ): +Vật liệu:Nước lọc, màu thực phẩm, khăn giấy +Dụng cụ: Khay, cốc đụng nước có đánh số 1,2,3, 4, 5 có hình ảnh kèm theo. - E (Kĩ thuật): Quy trình các bước thực hiện. - A (Nghệ thuật): Tưởng tượng kết quả. - M (Toán học): số đếm. 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. II. CHUẨN BỊ *Địa điểm: - Zalo của lớp * Đồ dùng của cô: - Bài giảng điện tử, video - Đàn nhạc bài : Bé cùng học màu sắc, nhạc không lời III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ hát bài “Hạt mưa và em bé” - Trẻ hát cùng cô - Đàm thoại dẫn dắt vào bài: Qua bài hát, các con thấy nước mưa có - Trẻ lắng nghe tác dụng gì?
  2. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Khám phá nước: Nước có ở những đâu? - Cô cho trẻ xem video về các nguồn nước. -Vì sao nước có ở khắp nơi? - Vì sao nước lại di chuyển được? - Trẻ trả lời Nước có ở khắp nơi do nước chuyển động không ngừng từ nơi này - Trẻ trả lời đến nơi khác.- Sóng biển, thác nước, sông chảy, suối nước,... - Trẻ lắng nghe -> Giải thích: Nước rất cần thiết và quan trong đối với đời sống con người , con vật và cây cối, Nếu thiếu nước con người, cây cối và con vật không thể sống được, giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước , không vứt rác xuống ao , hồ và sử dụng nước tiết kiệm, không lãng phí. Ngoài các chuyển động của nước trong tự nhiên, các con còn biết cách nào làm cho nước có thể di chuyển không? * Thí nghiệm: Sự dịch chuyển của nước và biến đổi màu sắc - Trẻ quan sát a. Khám phá vật liệu dụng cụ - Cô giới thiệu đồ dùng của ngày hôm nay: 5 cốc đựng nước có đánh số 1,2,3,4,5. Một chai nước lọc, giấy ăn, màu thực phẩm. b. Khám phá các bước thí nghiệm cùng cô - Cô thực hiện thí nghiệm cho trẻ quan sát vừa làm vừa phân tích. - Trẻ quan sát + Bước 1: Cô đổ nước vào cốc số 1,3,5 - Trẻ quan sát + Bước 2: Nhỏ màu thực phẩm màu đỏ vào cốc số 1, màu vàng cô đổ vào cốc số 3, màu xanh dương vào cốc số 5 + Bước 3: Khấy đều màu vào nước - Trẻ quan sát + Bước 4: Cô lấy giấy ăn gặp thành những giải dài + Bước 5: cô để giấy ăn vào cốc số 1 và số 2, tiếp tục cô lại lấy tờ - Trẻ quan sát giấy khác để vào cốc số 2 và số 3 và cứ tiếp tục như vậy cho đến cố số 5. Cốc số 2 và 4 không có nước. - Các con cùng chờ đợi điều gì xảy ra ở cốc số 2 và số 4 nhé. - Trẻ quan sát c. Trẻ tự khám phá thí nghiệm: - Trẻ thực hiện ở nhà - Cô cho trẻ quan sát lại các bước thí nghiệm với bố mẹ - Yêu cầu trẻ thực hiện thí nghiệm ở nhà cùng với bố mẹ nêu lên nhận xét kết quả của thí nghiệm sau đó ghi lại những hình ảnh gửi lại cho cô giáo. - Trẻ lắng nghe - Giải thích: Các con thấy điều gì kì diệu ở cốc số 2 và số 4 chưa nào. Cô thấy cốc số 2 và cốc số 4 đều có nước đấy. Tại sao lại có nước nhỉ? - Vì đó là sự di chuyển của nước thông qua giấy ăn ở cốc số 1 và cốc số 3 sang cốc số 2, ở cốc số 3 và cốc số 5 sang cốc sô 4. Do giấy - Trẻ lắng nghe ăn có sự thấm hút và dẫn chuyền.
  3. - Các con còn phát hiện ra gì nữa không. Là sự di chuyển nước của cốc màu đỏ số 1 và kết hợp với màu vàng ở cốc số 3 sang cốc số 2 đã tạo thành màu cam. Và màu vàng ở cốc số 3 kết hợp với màu xanh dương ở cốc số 5 đã tạo ra màu xanh lá cây ở cốc số 4 đấy. * Củng cố: Vậy qua thí nghiệm này các con sẽ hiểu được nước di - Trẻ lắng nghe chuyển được từ cốc có nước sang cốc không có nước thông qua giấy ăn và sự kết hợp giữa 2 màu tạo ra được màu sắc mới đấy. Và nước rất quan trọng đối với con người cũng như các loài vật và cây cối. =>GD: Các con cần làm gì để bảo vệ cho các nguồn nước của chúng ta luôn sạch? * ĐÁNH GIÁ TIẾT HỌC - Trẻ lắng nghe Hôm nay cô thấy các con sẽ hiểu được nước di chuyển được từ cốc có nước sang cốc không có nước thông qua giấy ăn và sự kết hợp giữa 2 màu tạo ra được màu sắc mới đấy. 3. Kết thúc: Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc xin chào và hẹn gặp lại tất - Trẻ lắng nghe cả các con ở những buổi học lần sau.