Giáo án Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Truyện “Chiếc ấm sành nở hoa’’
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Truyện “Chiếc ấm sành nở hoa’’", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
giao_an_chu_de_gia_dinh_de_tai_truyen_chiec_am_sanh_no_hoa.doc
Nội dung tài liệu: Giáo án Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Truyện “Chiếc ấm sành nở hoa’’
- GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH TÊN ĐỀ TÀI: Truyện “ Chiếc ấm sành nở hoa ’’ LOẠI TIẾT: Đa số trẻ chưa biết. Lớp : 3 tuổi c Thời gian : 25-30 phút Người thực hiện: Nguyễn Thị giang I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1.Kiến thức: - Trẻ nhớ tên câu chuyện, nhớ các nhân vật trong câu truyện. - Trẻ hiểu nội dung câu truyện. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ, tình cảm thẩm mĩ cho trẻ - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. 3. Thái độ: - Qua câu chuyện giáo dục trẻ biết sử dụng những đồ dùng hỏng vào những việc có ích, làm đẹp cho ngôi nhà của mình. - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. II. CHUẨN BỊ : 1. Đồ dùng của cô và của trẻ. - Giáo án - Hộp quà - Mô hình câu chuyện “chiếc ấm sành nở hoa” - Slide câu truyện. - Video truyện “chiếc ấm sành nở hoa” - Bài hát “Tôi là chiếc ấm trà”. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1: Ổn định tổ chức: Cô giới thiệu các cô giáo đến thăm lớp. Cô có 1 món quà tặng cả lớp mình. Cô mời 2 bạn lên mở hộp - Cả lớp mở hộp quà cùng cô, cả lớp cùng đếm từ 1 đến 3 để mở hộp quà nào! quà. + Lớp mình ơi cô có gì đây? - Cái ấm ạ. + Ai giỏi cho cô biết chiếc ấm sành dùng để làm gì? - Trẻ trả lời. =>Khái quát: Đây là chiếc ấm sành dùng để đựng nước hoặc pha trà và chiếc ấm này là 1 đồ dùng trong gia đình rất dễ vỡ vì vậy
- khi các con sử dụng hay chơi ở gần đấy nên chú ý cẩn thận - Trẻ chú ý. những đồ dùng dễ vỡ nhé. Hôm nay cô cũng có 1 câu chuyện kể về chiếc ấm sành bị sứt quai và 1 cô bé có việc làm ý nghĩa với chiếc ấm sành sứt quai, muốn biết bạn ấy đã làm gì chúng mình cùng nghe cô kể câu - Trẻ chú ý lắng chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa”. nghe. 2. Nội dung *Hoạt động 1: Cô kể truyện cho trẻ nghe. - Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời, kết hợp cử chỉ điệu bộ. - Trẻ lắng nghe. Cô nhắc lại tên câu truyện cho trẻ nghe. - Cô kể lần 2: Cô kể bằng mô hình. - Trẻ quan sát lắng + Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? nghe. *Hoạt động 2: Giảng, trích dẫn nội dung câu truyện và giải thich từ khó. - Giảng nội dung câu chuyện : Câu chuyện kể về bạn ấm sành bị sứt quai nằm lăn lóc bên vệ đường. Một cô bé nhặt chiếc ấm sành mang về nhà rửa sạch và đổ đất vào lòng ấm trồng hoa và từ đấy ấm sành không còn buồn vì không có bạn nữa. - Trẻ chú ý. - Trích dẫn nội dung - giái thích từ khó : Chiếc ấm sành nằm lăn lóc bên về đường vào trời mùa đông giá rét. + “Nằm lăn lóc” là: Nằm 1 mình không ai ngó đến. Có đôi bướm vàng đang tìm chỗ trú rét, ấm sành liền rụt rè hỏi bướm vàng: “Bướm vàng ơi, bướm vàng. Hãy bay vào long tôi - Trẻ chú ý quan đây này”. Bướm vàng bay vụt vào lòng ấm sành thật là 1 chỗ trú sát. ẩn tuyệt vời ấm áp và khô ráo. + “Bay vụt” là: Bay rất nhanh vào lòng ấm sành, Mùa xuân đến bướm vàng cản ơn ấm sành và bay đi. Còn lại 1 mình ấm sành buồn khóc vì không ai muốn chơi và kết bạn với ấm. Một cô bé đi qua nhặt chiếc ấm sành mang về nhà rửa sạch và đổ đất vào lòng ấm gieo vào đó vài hạt giống. Mấy hôm sau ấm sành hốt hoảng không biết ai đang cựa quậy trong lòng mình và mầm cây lớn dần lên xanh non mơn mởn. Từ đấy ấm sành - Trẻ chú ý, lắng không còn buồn vì không có bạn nữa. nghe. + “Xanh non mơn mởn” là: Tươi tốt và mềm mại. Đó chính là nội dung câu chuyện cô vừa kể cho các con nghe. * Hoạt động 3: Đàm thoại + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Trẻ giơ tay trả lời + Chiếc ấm sành bị làm sao? câu hỏi của cô. + Đôi bướm vàng đang tìm chỗ trú rét ấm sành đã nói gì? + Bướm vàng bay đi ấm sành cảm thấy như thế nào?
- + Ai đã nhặt chiếc ấm sành mang về nhà? + Cô bé đã làm gì với chiếc ấm sành? + Mấy hôm sau điều gì đã xảy ra? + Từ khi có cây hoa làm bạn ấm sành cảm thấy như thế nào? - Trẻ chú ý trả lời. => Giáo dục trẻ: Qua câu chuyện cho chúng ta thấy phải luôn có lòng giúp đỡ mọi người xung quanh và thấy những đồ dùng trong gia đình khi bị cũ hỏng chúng ta có thể sử dụng vào những việc làm khác có ý nghĩa. Vì vậy chúng ta luôn yêu quý và giữ gìn những đồ dùng trong gia đình nhé. - Trẻ chú ý lắng - Cô động viên khuyến khích trẻ. nghe. * Hoạt động 4: Củng cố. Bây giờ các con cùng nhau gặp lại bạn ấm sành qua bộ phim - Trẻ chú ý. “Chiếc ấm sành nở hoa”. + Các con vừa được xem bộ phim gì? - Trẻ trả lời. - Bộ phim “Chiếc ấm sành nở hoa” cũng giống như nội dung câu chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa” cô vừa kể cho các con nghe đấy. => Cô kết luận: Qua đó các con phải biết giữ gìn nâng niu đồ dùng trong gia đình và biết tận dụng những đồ dùng bị hỏng vào - Trẻ lắng nghe. những việc làm có ý nghĩa. 3. Kết thúc: - Cô mời các con cùng đứng lên làm những chiếc ấm đáng yêu - Trẻ vận động bài qua bài hát “Tôi là chiếc ấm trà” nào. hát cùng cô. - Giờ học hôm nay đến đây là kết thúc, các con nhớ về nhà kể cho ông bà bố mẹ nghe câu chuyện “Chiếc ấm sành nở hoa” - Trẻ chú ý. nhé.