Đề thi Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với hoạt động phát triển nhận thức (khám phá khoa học)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với hoạt động phát triển nhận thức (khám phá khoa học)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_mot_so_giai_phap_gay_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_lam_qu.docx
Nội dung tài liệu: Đề thi Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với hoạt động phát triển nhận thức (khám phá khoa học)
- BÁO CÁO SÁNG KIẾN Hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến (Kèm theo hướng dẫn số 31/HD-SKHCN, ngày 241 tháng 11 năm 2022 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình) I. Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4 -5 tuổi làm quen với hoạt động phát triển nhận thức ( khám phá khoa học)”. II. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: “Trẻ mầm non khám phá khoa học” có lẽ khi nhắc đến cụm từ này chắc hẳn mọi người đều ngạc nhiên và đặt ra câu hỏi: Mầm non thì biết gì khám phá khoa học? và nếu như có thì liệu có quá sức hay không khi để trẻ làm quen với khoa học? Thông thường người ta vẫn nghĩ rằng: khoa học là những môn triù tượng, những điều khó tiếp cận hay những phát minh vĩ đại như cấu tạo trái đất ra sao? Hay làm thế nào để đi lên mặt trăng? Thực tế khoa học chỉ là những sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và là cả một bầu trời kiến thức thú vị ngay trước mắt trẻ mỗi ngày. Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khám phá khoa học mang lại những điều vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ những điều khám phá nhỏ bé trong cơ thể trẻ như vì sao chúng ta phải ăn cơ thể mới hoạt động linh hoạt đến môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim .) và các hiện tượng xung quanh mình, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, tìm hiểu về chúng. Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan ,chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ 1
- được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về cơ sở khoa học sau này của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao để những giờ học trở nên thú vị, không khô khan với trẻ, những suy nghĩ, những câu hỏi đó luôn khiến tôi trăn trở, làm thế nào để lôi cuốn trẻ? Thu hút trẻ vào hoạt động tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà không áp đặt, rập khuân. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến “ Một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi làm quen với hoạt động phát triển nhận thức ( khám phá khoa học)”. III. Mô tả giải pháp kỹ thuật III.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Qua tìm hiểu thực trạng tại trường mầm non nơi tôi đang công tác và trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy được một số tồn tại trên thực tế như sau: 1.1 Thuận lợi: -Giáo viên luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường cùng bạn bè đồng nghiệp. - BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao chuyên môn và mua sắm cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để đảm bảo thực hiện tốt chất lượng giảng dạy. - Bản thân được tham gia đầy đủ các chuyên đề, các lớp bồi dưỡng chuyên môn về Giáo dục Mầm non do ngành tổ chức, có nhiều cố gắng trong quá trình tạo môi trường lớp học cho trẻ hoạt động, khám phá. - Trẻ cùng độ tuổi, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, nhận thức tương đối đồng đều. 1.2 Khó khăn: - Vốn hiểu biết về môi trường tự nhiên của trẻ còn nhiều hạn chế, một số trẻ nhút nhát, ít nói . chưa tự chủ động tham gia vào các hoạt động.
- - Các con phần đông gia đình bố mẹ là công nhân, lao động tự do nên một số trẻ cha mẹ cũng ít có thời gian quan tâm đến con cái, ít có điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với một số sự vật, hiện tượng nên kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế. Cùng với những thuận lợi và khó khăn nêu trên. Tôi đã quan sát, theo dõi và ghi lại những nội dung khi tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ đầu năm học. Cụ thể như sau: Đầu năm Tổng số trẻ Trẻ hứng thú tham gia Trẻ chưa hứng thú hoạt động tham gia hoạt động 31 20/31 11/31 Tỷ lệ % 64,5% 35,5% Từ những tình trạng thực tế mà tôi đã nêu trên. Là một giáo viên đứng lớp bản thân tôi rất băn khoăn lo lắng và suy nghĩ phải làm sao tìm ra một số giải pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi làm quen với hoạt động khám phá khoa học để đạt hiệu quả cao nhất. III.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Xuất phát từ những thực tế trên và để hoạt động đạt được kết quả cao, tôi đã tìm ra một số giải pháp, hình thức để giúp trẻ hứng thú tham gia một cách tích cực như sau: 1: Xây dựng môi trường lớp học, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp. * Xây dựng môi trường lớp học Việc xây dựng môi trường lớp học khoa học, có tính giáo dục nhằm thu hút sự quan sát, khám phá, tìm tòi của trẻ đó là vấn đề không hề đơn giản. Vì vậy tôi luôn chú trọng việc tạo ra môi trường phong phú, đa dạng và thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề. Hoạt động học của trẻ có đạt kết quả hay không còn phụ thuộc vào việc sắp xếp tạo môi trường lớp học phù hợp với trẻ, gây được sự hứng thú của trẻ vào hoạt động. * Xây dựng kế hoạch giảng dạy.
- Đối với việc xây dựng kế hoạch giảng dạy thì tôi luôn bám sát kế hoạch của nhà trường, của tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với kế hoạch của nhóm lớp mình phụ trách. Lựa chọn những hoạt động khám phá phù hợp với đối tượng trẻ, phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Đồng thời lồng ghép được các hoạt động học khác như thơ, truyện hay bài hát... và ứng dụng giáo dục Steam trong các hoạt động để trẻ được thoải mái, mạnh dạn và gây hứng thú nhiều hơn. 2: Sưu tầm làm đồ dùng đồ chơi cho hoạt động học. - Đối với trẻ mầm non yếu tố số một đó là yếu tố an toàn, tuyệt đối an toàn cho trẻ, vì thế việc đưa các giáo cụ, đồ dùng đồ chơi phải cân nhắc vệ sinh, đảm bảo an toàn. - Dựa vào từng chủ đề tôi tự xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể, ứng dụng theo phương pháp giáo dục steam mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi, tôi cho trẻ hoạt động với những bộ đồ chơi đó và gợi ý để trẻ có thể tự tạo ra những đồ chơi làm bằng các vật liệu có sẵn như bìa cat-ton, lá cây khô, giấy vụn, hột hạt, trẻ có thể vẽ và tô màu những bức tranh, những hình ảnh trẻ sưu tầm, gợi mở cho trẻ sự tưởng tượng để trẻ có thể tự tin nêu lên những hiểu biết của mình. 3:Trẻ được thực hành trải nghiệm. * Trẻ được thao tác với các đồ vật, con vật,cỏ cây hoa lá. - Trẻ mẫu giáo có tính hiếu động, thích tò mò, khám phá đó chính là nhu cầu thiết yếu của trẻ nên trong quá trình dạy trẻ bằng những đồ dùng trực quan ,giáo cụ phải cho trẻ được hành động với đối tượng thông qua những việc làm cụ thể với đối tượng, vừa để thoả mãn nhu cầu của trẻ giúp trẻ có hứng thú. Mặt khác, khi cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và khắc sâu kiến thức cho trẻ. + Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với một số con vật. Muốn cho trẻ nhận biết được về tập tính như: sự đi lại, chạy, nhảy, cách ăn uống của con vật cô có thể: Chuẩn bị một số thức ăn cho con vật. Cô không nên cho con vật ăn mà cô cho trẻ tự tay đưa thức ăn cho con vật ( cho gà, cá ăn..). Khi trẻ được tự tay đưa thức ăn cho con vật thì trẻ sẽ rất thích thú và chú ý quan sát xem con vật có ăn những thức
- ăn đó không, nó ăn như thế nào và trẻ quan sát một cách kỹ lưỡng sẽ thấy con cá ăn cơm bằng cách đớp mồi, con gà ăn thóc, gạo bằng cách dựng mỏ mổ thức ăn...Những tập tính của con vật đó thể hiện ngay ra trước mắt trẻ, trẻ được quan sát một cách trực tiếp sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách sâu sắc hơn. - Việc cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thích thú, khích thích được tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức mà cụ truyền đạt. * Trẻ được làm thí nghiệm. Ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước tiến quan trọng vì vậy đối với trẻ thì việc trang bị cho mình những kiến thức chính xác về các lĩnh vực của tự nhiên và con người là rất cần thiết. Không phải thí nghiệm nào cũng là một phát minh tuy nhiên không có phát minh nào là không có thí nghiệm. Những thí nghiệm nhỏ, đơn giản, dễ tiến hành nhưng lại mang hiệu quả vì đem đến cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, từng bước trẻ sẽ có điều kiện để suy nghĩ, khám phá những bí ẩn của cuộc sống. -Có một số hoạt động học cô có thể áp dụng một số thí nghiệm để cho trẻ tìm hiểu, trẻ được tự mình thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô như: " sự biến đổi màu trong nước", “ Không khí ở khắp mọi nơi”. + Ứng dụng giáo dục Steam như: " Vũ điệu của sữa?" “ Pha nước cam”. "Trứng nổi, trứng chìm".... Dưới đây là một thí nghiệm tôi đó cho trẻ thực hiện và kết quả thực hiện rất tốt, trẻ rất hứng thú, say mê với thí nghiệm: *Thí nghiệm 1 : Trứng nổi, trứng chìm. * Mục đích: - Giúp trẻ thoả mãn nhu cầu tìm tòi và khám phá. - Trẻ biết đặc điểm của trứng rất dễ vỡ, trẻ biết được trứng sẽ nổi trong nước mặn, trứng chìm trong nước lọc * Chuẩn bị: - Một khay đựng 2 cốc nước (1 nước muối, 1 nước lọc), 2 quả trứng
- - Khăn lau tay Thí nghiệm: • Cốc 1: Đổ nước tinh khiết bình thường vào. • Cốc 2: Đổ nước nóng và cho từ 4-5 thìa muối, khuấy để muối tan hoàn toàn. Khi nước nguội trở lại thì ta sẽ thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Hiện tượng: • Thả một quả trứng vào cốc thứ nhất, bạn sẽ thấy trứng nhanh chóng chìm xuống đáy. • Tuy nhiên, khi thả trứng vào hai cốc còn lại, trứng sẽ nổi lên. Giải thích: • Cốc 1 trứng chìm do: Mật độ phân tử của vỏ trứng lớn hơn nhiều so với nước tinh khiết vì vậy quả trứng chìm xuống đáy cốc. • Cốc 2 trứng nổi do: Mật độ phân tử của nước muối cao hơn so với vỏ trứng, do đó quả trứng được các phân tử nước muối nâng đỡ nên không thể chìm xuống được. Hay cụ thể như thí nghiệm sau: *Thí nghiệm 2: không khí có ở khắp mọi nơi: * Mục đích: - Giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm tòi và khám phá - Giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo nghiên cứu tìm ra cái mới tích lũy kiến thức - Rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các sự vật, hiện tượng. * Chuẩn bị: - Túi ni lông mỏng, trong, kéo. * Cách thực hiện:
- - Cô gây hứng thú cho trẻ. Cho trẻ chơi trò chơi “ Bịt mũi” + Cô cho trẻ bịt mũi lại, hỏi trẻ có thở được không ?-> không thở được. + Vậy làm thế nào để thở được?-> thả tay ra sẽ thở được. + Cô cho trẻ đứng vào chỗ quy định. Hỏi trẻ có thở được không? + Cho trẻ đứng góc khác và hỏi trẻ có thở được không? + Cho trẻ đứng tự do trong lớp và hỏi trẻ có thở được không? Lúc này tôi mới đặt vấn đề: chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy không khí có ở đâu=> không khí có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Tôi tiếp tục đặt tình huống: thế không khí có bắt được không? Có trẻ nói được, có trẻ nói không được. - Tôi hỏi tiếp: làm thế nào để bắt được không khí? Lúc này trẻ đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, hộp, để bắt không khí. - Tôi phát cho mỗi trẻ một túi nilon và yêu cầu: Hãy lấy và bắt không khí vào túi. Mỗi trẻ thực hiện một cách khác nhau: có trẻ nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi. -Tôi tiếp tục gợi ý: các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi!-> Trẻ phát hiện mình phải thồi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi phải buộc túi lại. - Khi đó tôi giải thích “ không khí đang ở trong túi nilon của các con đấy” - Sau đó tôi cho trẻ chơi trò “ vợt không khí vào túi” Tiết học sôi nổi, hấp dẫn trẻ hẳn lên và sau đó tôi hướng dẫn trẻ lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra. Sau giờ khám phá trẻ biết được không khí có ở xung quanh chúng ta, nó có mặt ở khắp mọi nơi và con người thở được là nhờ có không khí, nếu thiếu không khí con người sẽ không thở được. Như vậy trong hoạt động khám phá khoa học, để có được sự hứng thú, sự tập trung chú ý của trẻ thì biện pháp cho trẻ làm thí nghiệm cũng rất quan trọng và là một phần trong các biện pháp gây hứng thú mà tôi đã áp dụng và đạt kết quả. 4: Sử dụng trò chơi
- Trẻ mầm non “chơi mà học, học mà chơi ”. Trò chơi cũng có tác dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội.Do đó trò chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá là rất quan trọng. Trò chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu. Dưới đây là một số trò chơi tôi đã tổ chức và thu được kết quả tốt : * Trò chơi 1: Tìm lá cho cây: – Chuẩn bị: 3-4 giỏ * Cách chơi: Cô chia trẻ tành 3 tổ hoặc 4 tổ mỗi tổ nhặt một số loại là cây rụng ở sân trường theo yêu cầu của cô trong một khoản thời gian nhất định. *Luật chơi:Đội nào nhặt đúng yêu cầu của cô đội đó sẽ chiến thắng. *Trò chơi 2: Cây cần gì để sống – Chuẩn bị một tờ giấy rô ki và một số hình ảnh về cây xanh và tranh rời về hình ảnh ông mặt trời, bình tưới ước bón phân, hình ảnh con người chăm sóc cây. * Cách chơi: Cho trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân,Cô phát cho trẻ một rổ đựng tranh rời. Trẻ chon các bức tranh mô phỏng công việc làm đối với cây gắn vào và kể về tranh mình vừa gắn. *Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều chi tiết là đội thắng. *Trò chơi 3: “Ghép hình con cá” sử dụng trong tiết: Tìm hiểu về con cá - Chuẩn bị: Các chi tiết con vật như đầu, mình, đuôi, vây, nơi hoạt động, thức ăn 2 bảng gắn, bàn để chi tiết. * Cách chơi: Chia làm ba đội, số lượng trẻ ở mỗi đội bằng nhau. Khi có hiệu lệnh chơi lần lượt từng trẻ ở mỗi đội bật liên tiếp qua 3 ô vòng chạy lên tìm một rổ chi tiết con vật của đội mình mang về và tạo tranh con cá . * Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, đội nào ghép được nhiều chi tiết nhất là đội thắng cuộc. 5: Trẻ được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên Chơi ngoài trời trẻ tích luỹ thêm nhiều kiến thức về tự nhiên: Mây, mưa , nắng thì bầu trời thay đổi như thế nào? thời tiết ra sao? Hoặc trong hoạt động có mục đích “Trò chuyện về một số loại hoa” trẻ sẽ biết được tại sao hoa lại có tên như
- vậy, tôi đã tìm những bông hoa hồng sắp tàn nó có màu sắc nhạt hơn những bông hoa mới nở và hỏi trẻ tại sao lại có sự thay đổi màu sắc như vậy.Hay là nhiều màu sắc hoa giữa những cây hoa sao nhái. Sau đó cho trẻ tìm xem những cây con lớn lên từ hạt mọc ở đâu? Nếu phát hiện ra bồn cây có cỏ thì cho trẻ nhổ cỏ bỏ vào thùng rác. Qua hoạt động này không chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ mà còn giáo dục trẻ ý thức chăm sóc, bảo vệ cây. Trường tôi còn xây dựng lịch hoạt động tự chọn cho từng lớp vào thời gian cụ thể. Trẻ lớp tôi rất thích những hoạt động đó. Mỗi lần tổ chức tôi lại suy nghĩ, tìm tòi ra những hoạt động khác nhau với mục đích cung cấp kiến thức khác nhau làm cho trẻ không chán. + Ví dụ: Hoạt động chơi với nước : dòng nước diệu kì. Các góc chơi: Thả thuyền, câu cá, mò cua bắt ốc. + Hoạt động với cát sỏi: cho trẻ làm tranh cát với cát đã được nhuộm màu thì trẻ sẽ biết thêm được tác dụng của cát không phải chỉ dùng làm nguyên vật liệu xây nhà. Các góc chơi khác: Kim kỉm kìm kim, đồ hình con vật, chơi cắp cua bỏ giỏ, ô ăn quan + Hoạt động chăm sóc cây: Lần đầu tổ chức sẽ cho trẻ tìm hiểu về cây mình cần chăm sóc, sau đó cho trẻ tưới nước, nhổ cỏ cho cây. Trẻ ở lứa tuổi này rất thích được tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ tiếp thu và hình thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này. Môi trường sống xung quanh trẻ có an toàn hay không phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ từ ngày hôm nay. Cần giáo dục trẻ có ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn để bảo vệ môi trường sống. 6: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phối kết hợp với gia đình - Đây là biện pháp đang lan tỏa áp dụng trong nhà trường mầm non, giáo viên có trách nhiệm kết nối với phụ huynh bằng cách : + Trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh... nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp giúp trẻ hứng thú hơn với các hoạt động học nhất là hoạt động khám phá khoa học.
- + Lập nhóm zalo của lớp hàng tuần, hàng tuần có buổi chia sẻ các bài học của trẻ, hình ảnh hoạt động của trẻ. + Treo tranh ảnh ở góc tuyên truyền để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về các nội dung cần thực hiện để cùng giáo dục trẻ. IV. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: IV.1. Hiệu quả kinh tế Sau khi áp dụng sáng kiến đã giảm được chi phí đào tạo tập trung, chi phí sử dụng mua đồ dùng đồ chơi. -Giáo viên nắm chắc phương pháp dạy theo hướng đổi mới, tích cực lấy trẻ làm trung tâm, tiết học giảm được chi phí mua đồ dùng học liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. IV.2. Hiệu quả về mặt xã hội : a. Giá trị làm lợi cho môi trường: - Tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên, trong sinh hoạt hàng ngày như lá cây, cát sỏi hay bìa catong , chai, lọ .để sử dụng trong tiết dạy. - Tận dụng không gian trong và ngoài lớp học, các khu vui chơi, phát triển của trường để dạy trẻ mọi lúc mọi nơi. b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động: * Đối với giáo viên: + Nắm chắc nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học. + Có sự đổi mới trong phương pháp dạy trẻ. + Có thêm sự hiểu biết về các lĩnh vực khám phá + Nâng cao tay nghề trong việc làm đồ dùng, đồ chơi. Tạo môi trường lớp học phù hợp. Giá trị làm lợi khác:.........................................................