Bài thuyết trình Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi

pptx 18 trang Khánh An 28/04/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_tu_phuc_vu_cho.pptx

Nội dung tài liệu: Bài thuyết trình Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi

  1. HÂN DÂN HUYỆN ĐÔN ỦY BAN N G HƯNG TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG PHÚ BÀI THUYẾT TRÌNH Một số biện pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 24-36 tháng tuổi Giáo viên: Vũ Thị Hoài
  2. Tình trạng thực tiễn: Như chúng ta cũng đã biết việc giáo dục trẻ em ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách. toàn diện cho trẻ sau này, để làm được điều đó người lớn chúng ta phải có trách nhiệm cũng như có những định hướng đúng đắn trong việc nuôi dạy con một cách khoa học để hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Là giáo viên mầm non và được phân công chăm sóc và dạy giỗ trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng. Tôi đã rất băn khoăn lo lắng về vấn đề rèn cho trẻ 1 số kỹ năng phục vụ để trẻ tự phục vụ mình 1 số công việc đơn giản tạo thói quen tốt cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày ở trường và ở nhà. Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ là giáo dục cho trẻ cách sống tích cực trong cuộc sống đối với trẻ là rèn cho trẻ các thói quen tốt, các kỹ năng cần thiết để trẻ vận dụng được những kiến thức đó giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho trẻ rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp trẻ sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng
  3. Ưu điểm - Phòng học có diện tích đủ theo quy định có đủ đồ dùng, đồ chơi, máy tính, ti vi ... phục vụ các hoạt động cho trẻ.
  4. - Các cháu nhỏ mới bắt đầu đến lớp nên còn hay khóc nhiều và chưa thích nghi với các điều kiện sinh hoạt của trẻ - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn không đồng đều, trẻ hứng thú nhanh nhưng cũng nhanh chán, nhanh quên ngay. - Đa số trẻ mới đi học nên còn nhút nhát, chưa tự tin trong giao tiếp, một số trẻ còn Tồn tại chậm nói, hay nói ngọng, nói lắp... - Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm còn lung túng chưa thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp đa dạng để giáo dục học sinh tiến hành các kỹ năng. - Bên cạnh những phụ huynh quan tâm phối kết hợp tốt với giáo viên nhưng cũng còn rất nhiều phụ huynh vẫn chưa chú ý đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và phối kết hợp tốt với giáo viên.
  5. Ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát trẻ đạt được kết quả sau TỈ LỆ SỐ TRẺ TỶ LỆ STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỐ TRẺ CHƯA ĐẠT % ĐẠT % Thói quen vệ sinh (nói với người lớn khi có nhu 1 cầu đi vệ sinh, biết tự đi vệ sinh đúng nơi quy 6 30 14 70 định...) Thói quen trong ăn uống(tự xúc ăn, tự lấy nước 2 5 25 15 75 uống,... Tự cất đồ dùng cá nhân(dép, ba lô, gối...)đúng 3 8 40 12 60 nơi quy định Các kỹ năng khác:Tự mặc quần áo khi bị ướt, bị 4 4 20 16 80 bẩn, kỹ năng đi dép
  6. 2. Các biện pháp Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho nền giáo dục của nước nhà. Giáo dục mầm non không phải dạy trẻ những kiến thức cao siêu mà là dạy trẻ những điều đơn giản nhất, những kỹ năng nhỏ nhất giúp trẻ có những kỹ năng và kiến thức sơ đẳng để học ở các bậc tiếp theo. Rèn kỹ năng tự phục vụ là một trong những nội dung giáo dục quy định trong chương trình giáo dục mầm non. Tuy nhiên trẻ mầm non thường quá được cưng chiều, không phải làm việc gì nên trẻ thường ỷ lại và chỉ biết trông chờ vào người khác phục vụ. Trẻ không có kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy lười 2.1. Mục biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia các hoạt động tập thể. Vì vậy dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân giai đoạn này rất tốt cho trẻ. Giáo dục kỹ năng tự đích phục vụ bản thân là nền tảng giúp trẻ mầm non hình thành và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Xuất phát từ thực trạng trên và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ độ tuổi 24-36 tháng” và tìm ra một số biện pháp sau:
  7. Biện pháp 1: Lựa chọn và phân bổ nội dung hình thành kỹ năng cho trẻ 24-36 tháng theo từng tháng phù hợp với trẻ Biện pháp 2: Tạo môi trường lành mạnh Biện pháp 5: Công tác phối kết hợp giữa nhà nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự trường và gia đình phục vụ cho trẻ Các biện pháp Biện pháp 3: Nâng cao các kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
  8. Biện pháp 1: Lựa chọn và phân bổ nội dung hình thành kỹ năng cho trẻ 24-36 tháng theo từng tháng phù hợp với trẻ Căn cứ vào chương trình giáo trình giáo dục trẻ độ tuổi 24-36 tháng và kế hoạch của nhà trường, căn cứ vào kết quả đạt được và những mặt tồn tại trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, căn cứ vào tình hình thực tế trẻ ở lớp về nhận thức của trẻ, về kỹ năng của từng trẻ và điều kiện cơ sở vật chất của lớp mình phụ trách. Từ đó, tôi xây dựng kế hoạch rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ của lớp sao cho phù hợp với sự phát triển của trẻ cụ thể :- Tháng 9 + tháng10: Do trẻ mới đi học nên tôi đã lựa chọn những kỹ năng đơn giản, dễ thực hiện và cũng là nhu cầu tất yếu của trẻ để đưa vào hình thành và rèn luyện, tạo cho trẻ thói quen dần dần trở thành kỹ năng, để trẻ tự phục vụ không cần sự giúp đỡ của người lớn như là: Kỹ năng tập ngồi bô khi có nhu cầu, kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quy định, kỹ năng cất đồ dùng đúng nơi quy định, kỹ năng đi dép, kỹ năng tập cầm thìa xúc ăn, kỹ năng tự lấy nước uống. - Sang tháng 11 + tháng12: Do trẻ đã quen với môi trường ở trường mầm non, trẻ bắt đầu hòa đồng với các bạn, với cô giáo, trẻ đã tích cực hơn với các hoạt động ở trường nên kỹ năng tôi đưa vào kế hoạch là kỹ năng: Tự cất, lấy giầy dép, ba lô đúng nơi quy định, tự lấy, cất gối khi đi ngủ... - Tháng 1+ tháng 2: Tôi rèn cho trẻ kỹ năng cởi, mặc quần áo, đi tất, đi giày, rèn kỹ năng tự xúc ăn cho trẻ, kỹ năng cất thìa, bát đúng nơi quy định. - Tháng 3+tháng 4+Tháng 5: Lúc này trẻ đã có được 1 số kỹ năng tự phục vụ những việc đơn giản, để chuẩn bị cho trẻ chuyển sang lớp lớn hơn. Tôi đã lựa chọn các kỹ năng khó hơn để dạy trẻ như: Lau mặt, rửa tay, dạy trẻ biết cách cài khuy áo, tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
  9. Biện pháp 2: Tạo môi trường lành mạnh nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Xây dựng môi trường cho trẻ là xây dựng một môi trường an toàn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Môi trường đó gồm hai bộ phận: Môi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau. Môi trường đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của mình, qua đó kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và bổ sung. Với môi trường vật chất trong lớp tôi đã sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gang ngăn nắp và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ. Các giá góc cũng như đồ dùng cá nhân của trẻ được xếp ngay ngắn, đúng nơi quy định.
  10. Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập và sinh hoạt cùng cô. Cô giáo vừa là bạn vừa là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ cùng chơi, cùng học, chăm chút cho trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ. Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọng trong việc hình thành những thói quen, nề nếp và kỹ năng cho trẻ. Cô là tấm gương cho trẻ noi theo. Trong mọi hoạt động trong ngày cô luôn tươi cười, thân thiện giữa cô với cô giáo cùng lớp, giữa cô với trẻ tạo bầu không khí an toàn, ấm áp để trẻ có tâm lý thoải mái, an toàn khi được ở bên cô, được cùng cô hoạt động. Mọi hành động, cử chỉ của cô đều phải chuẩn và mẫu mực để trẻ bắt chước làm theo Ví dụ: - Khi đến lớp cô giáo cất gọn gàng túi sách, mũ, dép và khi trẻ đến thấy cô xếp gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàng theo cô .- Trong giờ học khi dạy học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của cô và nhắc trẻ xếp gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi quy định. Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ thói quen tốt để hình thành những kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. :